Hoàng tử Kusakabe
Thái tử Kusakabe 草壁皇子 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Thái tử Nhật Bản Quan nhiếp chính Nhật Bản | |||||
Tại vị | 19 tháng 3 năm 681 – 7 tháng 5 năm 689 (8 năm, 49 ngày) | ||||
Thiên hoàng | Thiên hoàng Tenmu | ||||
Tiền nhiệm | Thái tử Naka no Ōe | ||||
Kế nhiệm | Fujiwara no Yoshifusa | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 662 | ||||
Mất | 7 tháng 5 năm 689 | (26–27 tuổi)||||
Thê thiếp | Thái tử phi Abe | ||||
Hậu duệ |
| ||||
| |||||
Hoàng tộc | Hoàng thất Nhật Bản | ||||
Thân phụ | Thiên hoàng Tenmu | ||||
Thân mẫu | Thiên hoàng Jitō |
Hoàng tử Kusakabe (662 - 689) là Hoàng thái tử, đồng thời là Thiên hoàng Nhật Bản trên danh nghĩa từ năm 681 - 689. Ông là con trai thứ hai của Thiên hoàng Tenmu[1]. Mẹ ông là hoàng hậu Unonosarara, về sau lên ngôi hiệu là Thiên hoàng Jitō.
Trị vì trên danh nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Nihonshoki, năm 681 ông được bổ nhiệm làm thái tử. Vào mùa hè năm 686 cha ông là Thiên hoàng Tenmu đã ngã bệnh nặng tại cung điện. Trên giường bệnh, ông trao quyền "Thiên hoàng" Nhật Bản cho con trai trưởng là thái tử Kusakabe và cử vợ ông làm nhiếp chính. Sau khi cha băng hà, ông lên chấp chính và chủ trì tang lễ cho cha mình trong 3 năm. Trong ba năm "trị vì" trên danh nghĩa, ông giữ được yên bình cho đất nước mà theo ghi chép của Manyoshu, ông là "một tia năng mặt trời sáng và nổi bật nhất, một vầng trăng chiếu xuyên màn đêm tối tăm và đau khổ khi ta trốn tránh" (tiếng Nhật (phiên âm ra chữ Anh): akanesasu pi pa teaserado nubatama nơataru tuki no kakuraku osi mo). Một số đoạn trong Manyoshu nói đến thú vui săn bắn, cày ruộng của thái tử[1]. Sau khi để tang xong, chưa kịp làm lễ đăng quang ngôi Thiên hoàng thì ông đã qua đời ngày 7 tháng 5 năm 689 ở tuổi 26 hoặc 27[2]. Ông được truy tặng tên thụy là Thiên hoàng Okanomiyagyou (岡宮御宇 Okanomiyagyou Tenno). Ngay sau đó, mẹ ông đã lên ngôi và lấy hiệu là Thiên hoàng Jitō.
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Ông kết hôn với em họ là công chúa Abe (về sau là Thiên hoàng Gemmei), có ba người con là Hoàng tử Karu[3], công chúa Hidaka[4] và công chúa Kibi. Sau khi ông chết, mẹ ông lên ngôi hiệu là Jitō. Sau đó, hai con của ông là Karu và Hidaka đều lần lượt lên cai trị là Thiên hoàng Monmu và Thiên hoàng Genshō[5]
- Phụ hoàng: Thiên hoàng Tenmu (天武天皇, 631 – 1 tháng 10 năm 686)
- Mẫu hậu: Thiên hoàng Jitō (持統天皇, 645 – 13 tháng 1 năm 703), con gái của Thiên hoàng Tenji
- Thái tử phi: Công chúa Abe (阿閇皇女) được đưa lên ngôi với hiệu là Thiên hoàng Gemmei, một người con gái khác của Thiên hoàng Tenji
- Trưởng nữ: Nữ chúa Hidaka (氷高皇女) được đưa lên ngôi với hiệu là Thiên hoàng Genshō
- Trưởng nam: Thái tôn Karu (珂瑠/軽) được đưa lên ngôi với hiệu là Thiên hoàng Monmu
- Nhị nữ: Nội thân vương Kibi (吉備内親王, 686–729), là vợ của Hoàng tử Nagaya
Gia phả
[sửa | sửa mã nguồn]Tổ tiên của Hoàng tử Kusakabe[6] | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Man'yōshū and the Imperial Imagination in Early Japan”. Google Books. Truy cập 12 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Traditional Japanese Literature”. Google Books. Truy cập 12 tháng 10 năm 2016.
- ^ Brown, p. 270.
- ^ Brown, p. 271.
- ^ Brown, Delmer M. and Ichirō Ishida, (1979). Gukanshō: The Future and the Past. Berkeley: University of California Press. ISBN 978-0-520-03460-0;OCLC 251325323
- ^ “Genealogy”. Reichsarchiv (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.