Bước tới nội dung

Kaiser

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng đế Friedrich III của Đế quốc Đức (1888) - một Kaiser có tư tưởng tự do.[1]

Kaiser là tước hiệu tiếng Đức có nghĩa là "Hoàng đế", với Kaiserin có nghĩa là "Nữ hoàng/Hoàng hậu". Cũng giống như danh hiệu "Sa hoàng" (Tsar) trong tiếng Nga, Kaiser có nguồn gốc trực tiếp từ tước vị Caesar, trong khi chính Caesar thì xuất phát từ tên riêng của một nhánh của thị tộc (gens) Julia - chính là thị tộc Gaius Julius Caesar, vị liệt tổ của Vương triều đầu tiên trong lịch sử Đế chế La Mã. Mặc dù các vua nước Anh xưng làm "Hoàng đế Ấn Độ" cũng được gọi là "Kaisar-i-Hind" trong tiếng PhạnUrdu, từ này, mặc dù nhìn chung là cũng có khởi thủy chung từ tiếng La Tinh, lại là chuyển ngữ từ chữ Kaisar trong tiếng Hy Lạp chứ không phải là Kaiser trong tiếng Đức.[2] Như định nghĩa của cuốn Hooray for Yiddish!: a book about English của tác giả Leo Calvin Rosten, KaiserHoàng đế Đức, Hoàng đế Áo.[3]

Trong các tài liệu tiếng Anh, thuật ngữ the Kaiser thường được dùng để chỉ các vị Hoàng đế của Đế quốc Đức, cũng như các Hoàng đế của Đế quốc ÁoĐế quốc Áo-Hung (ví dụ như là Kaiser Franz I hay Kaiser Franz Joseph I[4][5]). Song cũng có trường hợp, như trong sách The First World War của tác giả Michael Howard, các Hoàng đế Áo-Hung như Franz Joseph I và Karl I được ghi là emperor (hoàng đế trong tiếng Anh) trong khi Hoàng đế Wilhelm II của Đức thì được để nguyên là Kaiser.[6] Cuốn tiểu sử Kaiser Wilhelm II: Germany's Last Emperor của tác giả John Van der Kiste cũng viết như vậy và có ghi chú rằng điều đó giúp người đọc không bị nhầm lẫn giữa các vị quân chủ Đức và Áo.[7] Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuật ngữ không dịch[8] the Kaiser — đặc biệt là dùng để chỉ Wilhelm II — đã chứa đựng hàm ý tiêu cực đáng kể trong các nước nói tiếng Anh. Tiếng Anh cũng có từ Kaiserism, dịch nghĩa là Chủ nghĩa hoàng đế của Đức, Áo[9]. Ngoài ra, cuốn sách "The life of Mahomet: from original sources" của tác giả Sir William Muir có dùng chữ the Kaiser khi nói về Hoàng đế Đông La Mã Heraclius vào thế kỷ 7[10].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước kia, các Hoàng đế La Mã Thần thánh dân tộc Đức đã dùng tước hiệu Kaiser[11]. Vị Hoàng đế Đức đầu tiên là Otto I đăng ngôi vào năm 962[12]. Ngay từ những chiến dịch của Caesar, người Đức đã biết tên ông theo thể trạng cổ với nguyên âm đôi là Kaiser, mặc dù ở Đế quốc La Mã nó được phát âm là Kesar (tức Kaisar trong tiếng German Thượng cổ).[11] Đồng thời, với tư cách là người kế vị của Charlemagne - vị Hoàng đế (Imperator) đã tái lập Đế quốc Tây La Mã, các Hoàng đế Đức cũng sử dụng đế hiệu Imperator.[13] Vào năm 1806, Napoléon Bonaparte xóa bỏ Đế quốc La Mã Thần thánh.[11]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Society for the Study of Midwestern Literature (U.S.), Michigan State University. Center for the Study of Midwestern Literature, Midamerica, Tập 27, trang 69
  2. ^ Witzel, M. "Autochthonous Aryans? The Evidence from Old Indian and Iranian Texts" Lưu trữ 2013-05-23 tại Wayback Machine, p. 29, 12.1 (as Urdu kaisar).
  3. ^ Leo Calvin Rosten, Hooray for Yiddish!: a book about English, trang 174
  4. ^ Bascom Barry Hayes, Bismarck and Mitteleuropa, trang 95
  5. ^ William O. McCagg, A History of Habsburg Jews, 1670-1918, trang 56
  6. ^ Michael Howard, The First World War, các trang 7-9.
  7. ^ John Van der Kiste, Kaiser Wilhelm II: Germany's Last Emperor, trang X
  8. ^ Brian Murdoc, Fighting Songs and Warring Words: Popular Lyrics of Two World Wars, trang 34
  9. ^ Nghĩa của từ 'Kaiserism'
  10. ^ Sir William Muir, The life of Mahomet: from original sources, trang 118
  11. ^ a b c Anthony Grafton, Glenn W. Most, Salvatore Settis, The Classical Tradition, trang 159
  12. ^ Ernest Weekley, Words ancient and modern, trang 63
  13. ^ Nhiều tác giả, Title: Encyclopaedia Britannica, 11th Edition, Volume 9, Slice 3 - "Electrostatics" to "Engis"