Bước tới nội dung

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ASEAN-China Free Trade Area (ACFTA) hay CAFTA, tiếng Trung: 中国―东盟自由贸易区; bính âm: Zhōngguó Dōngméng Zìyóu Màoyì Qū), là khu vực mậu dịch tự do được ký kết giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam ÁCộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ý tưởng của việc thành lập khu vực mậu dịch vào tháng 1 năm 2010 được nêu ra và ký nghị định khung vào 4 tháng 10 năm 2002 tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia.[1][2] Hiệp định ký kết bắt đầu có hiệu lực vào 1 tháng 1 năm 2010.[3][4] Đây là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới xét về diện tích và dân số (1,9 tỉ người trong đó Trung Quốc là hơn 1,3 tỉ người), nhưng đứng thứ 3 về tổng thu nhập quốc dân sau Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹkhu vực mậu dịch tự do của châu Âu[5][6]

Bước đầu, theo thỏa thuận chung, các quốc gia thành viên (gồm Trung Quốc và 6 nước sáng lập ASEAN là Brunei, Indonesia, Mã Lai, Philippines, SingaporeThái Lan) sẽ gỡ bỏ 90% hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của nhau kể từ năm 2010 [7]. Những thành viên khác của ASEAN như Việt Nam hay Campuchia, Lào sẽ tham gia khu vực này theo một lộ trình kéo dài trong 5 năm.

Các nước tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước tham gia bao gồm thành viên các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc.

Cờ Nước Thủ đô Diện tích km² Dân số
(2008)
Mật độ dân số
người/km²
Nội tệ Ngôn ngữ
sử dụng
Năm thực hiện[8]
Brunei Bandar Seri Begawan 5.765 490.000
65 Dollar Brunei Tiếng Mã Lai 2010
Myanma Naypyidaw 676.578 50.020.000 81 Kyat Tiếng Myanma 2015
Campuchia Phnom Penh 181.035 13.388.910 78 Riel Tiếng Khmer 2015
Indonesia Jakarta 1.904.569 230.130.000 113 Rupiah Indonesia Tiếng Indonesia 2010
Lào Vientiane 236.800 7.425.000 24 Kip Tiếng Lào 2023
Malaysia Kuala Lumpur 329.847 28.200.000 72 Ringgit Tiếng Mã Lai 2010
Philippines Manila 300.000 92.226.600
(2007)
295 Peso Philippines Tiếng Philippines, tiếng Anh 2010
Singapore Singapore 707,1 4.839.400
(2007)
6.619 Dollar Singapore Tiếng Mã Lai, tiếng Quan thoại, tiếng Anh, tiếng Tamil 2010
Thái Lan Băng Cốc 513.115 63.389.730
(2003)
126 Baht Tiếng Thái 2010
Việt Nam Hà Nội 331.690 88.069.000 248 Đồng Tiếng Việt 2015
Trung Quốc Bắc Kinh 9.640.821 1.338.612.968
(2009)
139 Nhân dân tệ Tiếng Quan thoại 2010

Thành viên các nước tham gia ký nghị định khung

[sửa | sửa mã nguồn]

Những nguyên thủ quốc gia tham gia ký ngày 4 tháng 10 năm 2002 tại thủ đô Phnom Penhcủa Campuchia.[1]

Quan ngại

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ vài ngày sau khi hiệp ước có hiệu lực, ngày 5 tháng 1 năm 2010, Bộ trưởng Thương mại Indonesia đã đưa ra đề nghị hoãn việc áp dụng chế độ cắt giảm thuế nhập khẩu trong khuôn khổ hiệp định, đồng thời muốn "đàm phán lại" để "hàng hóa nhập khẩu rẻ không tràn vào làm lụt thị trường mà không bị ngăn chặn"[8]. Các báo chí và doanh nghiệp trong vùng cũng quan ngại là hiệp định sẽ gây nhiều bất lợi cho họ, và sẽ càng làm tăng chênh lệch mậu dịch trong cán cân thương mại với Trung Quốc và làm mất khả năng công nghiệp hóa của các nước đi sau [8][9].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-Operation Between ASEAN and the People's Republic of China”. ASEAN. 5 tháng 11 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ de Castro, Isagani (6 tháng 11 năm 2002). 'Big brother' China woos ASEAN”. Asia Times Online. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ “China-Asean Trade Deal Begins Today”. Jakarta Globe. Bloomberg. ngày 1 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010.
  4. ^ Chan, Fiona (31 tháng 12 năm 2009). “Asean-China FTA to kick off”. The Straits Times. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010.
  5. ^ Walker, Andrew (ngày 1 tháng 1 năm 2010). “China and Asean free trade deal begins”. BBC News. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010.
  6. ^ Gooch, Liz (31 tháng 12 năm 2009). “Asia Free-Trade Zone Raises Hopes, and Some Fears About China”. The New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010.
  7. ^ Báo chí Anh nói về mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN
  8. ^ a b c “Asean hoãn tự do mậu dịch với TQ?”. BBC. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2010.
  9. ^ Cửa chính và cửa sau đều là hàng Trung Quốc, BBC 15/1/2010

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]