Bước tới nội dung

Mạc Hồng Quân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mạc Hồng Quân
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh Mạc Hồng Quân
Ngày sinh 1 tháng 1, 1992 (32 tuổi)
Nơi sinh Chí Linh, Hải Dương, Việt Nam
Chiều cao 1,75 m
Vị trí Tiền vệ
Thông tin đội
Đội hiện nay
Quy Nhơn Bình Định
Số áo 8
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
2000–2007 Tachov
2007–2011 Sparta Praha
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2011–2012 Sparta Praha B 4 (2)
2013–2014 Đông Á Thanh Hóa 16 (3)
2014 An Giang 8 (3)
2014 Quảng Nam 0 (0)
2015–2021 Than Quảng Ninh 133 (21)
2020Hải Phòng (mượn) 7 (0)
2022– Quy Nhơn Bình Định 57 (1)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2012–2015 U-23 Việt Nam 25 (12)
2013–2017 Việt Nam 14 (3)
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Việt Nam
Bóng đá nam
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Singapore 2015 Đồng đội
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 20 tháng 8 năm 2022
‡ Số trận ra sân và số bàn thắng ở đội tuyển quốc gia, chính xác tính đến 13 tháng 10 năm 2017

Mạc Hồng Quân (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ tấn công cho câu lạc bộ Quy Nhơn Bình Định tại V.League 1.

Mạc Hồng Quân trưởng thành từ lò đào tạo trẻ Sparta Praha nổi tiếng của Cộng hòa Séc. Ở cấp độ quốc tế, anh đang có 14 lần ra sân cho đội tuyển quốc gia Việt Nam và ghi được 3 bàn thắng.

Sự nghiệp cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Mạc Hồng Quân sinh năm 1992 tại Đồng Lạc, Chí Linh, Hải Dương nhưng đã cùng gia đình sang Cộng hòa Séc định cư từ năm 2000. Sau đó, anh tham gia tập luyện và chơi bóng tại câu lạc bộ địa phương Tachov. Đến năm 15 tuổi, anh được Sparta Prague phát hiện và ký hợp đồng chuyên nghiệp.[1] Mùa giải 2011–12, anh được đôn lên đội hình B của Sparta Praha thi đấu tại giải hạng hai của Cộng hòa Séc.

Sau màn trình diễn trong màu áo U-22 Việt Nam, Hồng Quân về nước khoác áo Thanh Hóa theo hợp đồng cho mượn 3 tháng từ câu lạc bộ Sparta Praha. Anh bắt đầu thi đấu cho đội bóng xứ Thanh tại V.League từ giai đoạn 2 mùa giải 2013.[2] Tuy vậy, trong một cuộc phỏng vấn, một thành viên ban huấn luyện câu lạc bộThanh Hóa tiết lộ, hợp đồng giữa tiền đạo Việt kiều và Sparta Praha đã kết thúc. Cũng có nghĩa, Mạc Hồng Quân đã chính thức trở thành cầu thủ tự do.

Ngày 16 tháng 6 năm 2013, Hồng Quân ra mắt V.League 1 trong trận gặp Đồng Nai, mặc dù có nhiều đường chuyền kiến tạo cho đồng đội, trong đó có một lần anh đưa bóng được vào lưới đối thủ nhưng không được trọng tài công nhận do lỗi việt vị, Thanh Hóa vẫn phải nhận thất bại 1–2 trên sân Đồng Nai.[3] Ngày 7 tháng 7, sau 3 trận "tịt ngòi" kể từ khi đầu quân cho Thanh Hóa, Mạc Hồng Quân ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ trong trận thắng 4–2 trước Kiên Giang tại vòng 15.[4] Kết thúc mùa giải 2013, với 5 bàn thắng ghi được, Hồng Quân được Thanh Hóa gia hạn hợp đồng đến mùa 2014. Tuy nhiên, sau khởi đầu không tốt ở mùa giải V-League 2014, Hồng Quân đã bị câu lạc bộ Thanh Hoá thanh lý hợp đồng.[5]

Mùa giải 2019 là mùa giải bùng nổ nhất của Mạc Hồng Quân khi anh ghi tới 9 bàn thắng, thành tích không thua kém bất kỳ tiền đạo nào ở thời điểm đó và lọt vào Đội hình tiêu biểu của V.League 1.

Sự nghiệp quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

U-22 Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 2012, Mạc Hồng Quân cùng với một cầu thủ Việt kiều khác là tiền vệ Nguyễn Thanh Giang được huấn luyện viên Mai Đức Chung phát hiện trong những ngày tập huấn tại châu Âu. Với tư cách một thành viên của Hội đồng huấn luyện viên quốc gia, ông đã giới thiệu 2 cầu thủ Việt kiều trẻ tuổi này với VFF và 2 người đã được gọi vào đội tuyển U-22 Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại giải vô địch U-22 châu Á tại Myanmar.[6] Trước thềm giải đấu, Hồng Quân đã có 2 trận đấu giao hữu tại Thái Lan và ghi được 1 bàn trong trận gặp U-22 Maldives.[7] Tại vòng loại trên đất Myanmar, mặc dù U-22 Việt Nam thất bại nhưng Hồng Quân vẫn có 3 pha lập công và là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất đội.

U-23 Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 6 năm 2013, anh có trận đấu đầu tiên cho đội tuyển U-23 Việt Nam gặp câu lạc bộ Kashima Antlers trên sân vận động Mỹ Đình. Tuy nhiên, trước hàng thủ đội bóng đến từ Nhật Bản, anh không thể hiện được nhiều và bị thay ra ở phút 66.[8] Năm ngày sau, anh cùng các đồng đội có chiến thắng 2–0 trước U-23 Myanmar trên sân vận động Thống Nhất.[9]

Ngày 15 tháng 9 năm 2014, Hồng Quân góp mặt trong đội hình xuất phát ở trận ra quân của Olympic Việt Nam tại vòng bảng ASIAD 17. Phút 24, anh chuyền bóng bên cánh phải tạo điều kiện để Võ Huy Toàn ghi bàn mở tỷ số bất ngờ cho Olympic Việt Nam. Chỉ 6 phút sau, đích thân Mạc Hồng Quân có pha xử lý solo kỹ thuật trước hàng thủ đội bạn và dứt điểm quyết đoán nâng tỷ số lên 2–0. Trận đấu kết thúc với thắng lợi bất ngờ 4–1 cho thầy trò HLV Miura trước đội tuyển Olympic Iran.[10]

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 16 tháng 1 năm 2013, Hồng Quân có tên trong danh sách tập trung của đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2015.[11] Anh ra mắt đội tuyển quốc ra trong trận đấu với đội tuyển UAE tại vòng loại cúp bóng đá châu Á 2015.[12] Anh có bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển quốc gia khi gỡ hoà 1–1 trong trận thắng 3–1 trước Malaysia.

Dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo, Mạc Hồng Quân chỉ có một lần được triệu tập lên đội tuyển Việt Nam vào tháng 9 năm 2019 và bị loại trước khi ông thầy người Hàn Quốc chốt danh sách thi đấu trận gặp Malaysia tại vòng loại World Cup 2022.[13]

Đời sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Mạc Hồng Quân bắt đầu hẹn hò với người mẫu Kỳ Hân (tên thật là Nguyễn Thị Mộng Điệp, sinh năm 1995) vào đầu năm 2016.[14] Cặp đôi này kết hôn vào ngày 26 tháng 6 năm 2016 và hiện đã có với nhau 2 cậu con trai.[15][16] Ngoài ra, anh còn có một cậu con trai khác với bạn gái cũ Nguyễn Khánh Ly (Ly kute).[17]

Phim ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vệ Sĩ, Tiểu Thư và Thằng Khờ - Phim hài chiếu rạp 2016 - Đạo diễn Nguyễn Thu & Việt Anh: Vai chính Kevin, - một vệ sĩ có nhiệm vụ bảo vệ một tiểu thư (do Angela Phương Trinh đóng).[18]

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ Mùa giải Giải vô địch Cúp quốc gia Châu lục Khác Tổng cộng
Hạng Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn
Sparta Praha B 2011–12 Czech 2. liga 4 2 4 2
Thanh Hóa 2013 V.League 1 11 3 1 0 12 3
2014 V.League 1 5 0 0 0 5 0
Tổng cộng 16 3 1 0 0 0 0 0 17 3
Hùng Vương An Giang 2014 V.League 1 8 3 1[a] 0 9 3
Than Quảng Ninh 2015 V.League 1 24 5 1 0 25 5
2016 V.League 1 24 2 8 2 32 4
2017 V.League 1 22 1 3 0 2[b] 0 1[c] 0 28 1
2018 V.League 1 22 3 1 0 23 3
2019 V.League 1 23 9 1 0 24 9
2020 V.League 1 11 1 1 0 3[b] 0 15 1
2021 V.League 1 11 0 0 0 11 0
Tổng 137 21 15 2 5 0 1 0 158 23
Hải Phòng (mượn) 2020 V.League 1 7 0 7 0
Topenland Bình Định 2022 V.League 1 20 0 3 0 23 0
Tổng sự nghiệp 192 29 19 2 5 0 2 0 218 31
  1. ^ Ra sân tại play-off V-League
  2. ^ a b Ra sân tại AFC Cup
  3. ^ Ra sân tại Siêu cúp quốc gia

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến ngày 10 tháng 10 năm 2017.[19]
Đội tuyển quốc gia Năm Trận Bàn
Việt Nam 2013 2 0
2014 5 1
2015 5 1
2017 2 1
Tổng cộng 7 3
Bàn thắng quốc tế
Bàn thắng của đội tuyển Việt Nam được ghi trước.[19]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1 16 tháng 11 năm 2014 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Việt Nam  Malaysia 1–1 3–1 Giao hữu
2 17 tháng 5 năm 2015 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Việt Nam  CHDCND Triều Tiên 1–0 1–1 Giao hữu
3 10 tháng 10 năm 2017 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Việt Nam  Campuchia 5–0 5–0 Vòng loại Asian Cup 2019

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Than Quảng Ninh

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
U-23 Việt Nam

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hai Việt kiều sắp về nước hội quân cùng đội U22”. vnexpress. ngày 22 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ “Mạc Hồng Quân ký hợp đồng về Thanh Hóa”. VnExpress. ngày 22 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ “Mạc Hồng Quân đã "nếm mùi" V-League”. Khampha.vn. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ “Thanh Hóa 4-2 K.Kiên Giang: Mạc Hồng Quân ghi bàn”. bongdaplus. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ “Thanh Hóa chia tay tiền đạo Việt kiều Mạc Hồng Quân”. ngày 19 tháng 3 năm 2014.
  6. ^ “Nỗi oan của HLV Mai Đức Chung: Bỏ nghề huấn luyện, đi làm cò?”. Báo Bóng Đá. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2014.
  7. ^ “ĐT U22 QG thắng đậm U22 Maldives trong trận giao hữu tại Thái Lan”. VFF. ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  8. ^ “U.23 Việt Nam cầm hòa Kashima Antlers 2-2”. Báo Thanh Niên. ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  9. ^ “U23 VN - Myanmar 2-0: Chiến thắng của hiệu quả và quyết tâm”. Báo Người lao động. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ “Olympic Việt Nam 4-1 Olympic Iran: Cơn địa chấn tại Ansan Wa!”. bongdaplus. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2014.
  11. ^ “Danh sách ĐTQG tập trung đợt 1 chuẩn bị tham dự vòng loại Asian Cup 2015”. vff. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2013.
  12. ^ “Vòng loại Asian Cup 2015, ĐT Việt Nam – ĐT UAE 1-2: Bại không nản!”. vff. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2013.
  13. ^ Trọng Đạt (ngày 4 tháng 10 năm 2019). “Vì sao Mạc Hồng Quân bị loại khỏi đội tuyển Việt Nam?”. Báo Tiền phong.
  14. ^ Lam Trà (ngày 26 tháng 8 năm 2020). “Ba năm hôn nhân của Kỳ Hân - Mạc Hồng Quân”. VnExpress.
  15. ^ Vân An (ngày 16 tháng 10 năm 2021). “Kỳ Hân - Mạc Hồng Quân làm tiệc báo hỷ”. VnExpress.
  16. ^ Hiểu Nhân (ngày 3 tháng 12 năm 2020). “Kỳ Hân sinh con thứ hai”. VnExpress.
  17. ^ Triết Khải (ngày 22 tháng 2 năm 2022). “Mạc Hồng Quân có 3 con trai: 2 con sau được đầu tư mọi mặt, con đầu chưa nhận bố”. Báo Phụ nữ Việt Nam.
  18. ^ Cầu thủ Mạc Hồng Quân đóng phim cùng Angela Phương Trinh
  19. ^ a b “Mạc Hồng Quân”. National Football Teams. Benjamin Strack-Zimmerman. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]