Bước tới nội dung

Người Hán

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Hán
Tổng dân số
1,385,000,000
18,3% dân số thế giới
Khu vực có số dân đáng kể
 Đài Loan23,592,598 (Chiếm 99,20% dân số toàn khu)[1]
 Trung Quốc1.270.000.000 (91,37% tổng dân số của khu vực)[2]
 Singapore2.547.300 (74,31% tổng dân số của khu vực)[3]
 Malaysia7.417.800 (24,19% tổng dân số của khu vực)[4]
 Thái Lan9.392.792 (14,04% tổng dân số của khu vực)[5]
 Brunei47.841 (chiếm 10,3% tổng dân số toàn khu vực)[6]
 Úc1.213.903 (chiếm 5,00% dân số toàn khu vực)[7]
 Peru1.300.000 (chiếm 4,66% dân số toàn khu vực)[8]
 Panama135.000 (4,21% tổng dân số của khu vực)[9][10][11][12][13]
 Canada1.439.980 (chiếm 4,10% tổng dân số toàn khu vực)[14]
 New Zealand171.411 (3,86% tổng dân số của khu vực)[15][16]
 Myanmar1.637.540 (chiếm 3,24% dân số toàn khu vực)[17]
 Hoa Kỳ5.000.000 (chiếm 1,54% dân số toàn khu)[18][19]
 Venezuela400.000 (chiếm 1,38% tổng dân số của khu vực)[20]
 Philippines1.350.000 (1,37% tổng dân số của khu vực)[21]
 Indonesia2.832.510 (1,17% tổng dân số của khu vực)[22][23]
 Pháp600.000–700.000 (1,08% tổng dân số của khu vực)[24]
 Việt Nam749.466 (0,78% tổng dân số của khu vực)[25]
 Nhật Bản922.000 (0,73% tổng dân số của khu vực)[26]
 Anh Quốc433,150 (Chiếm 0,69% dân số toàn khu)[27]
 Nam Phi350,000 (Chiếm 0,69% dân số toàn khu)[28]
 Ý333,986 (0,55% tổng dân số của khu vực)[29]
 Hàn Quốc210.000 (0,41% tổng dân số của khu vực)[30]
 Tây Ban Nha171.508 (0,37% tổng dân số của khu vực)[31]
 Đức212.000 (0,26% tổng dân số của khu vực)[32]
 Brasil250.000 (0,13% tổng dân số của khu vực)[33]
Ngôn ngữ
Phương ngữ Trung Quốc và Trung Quốc tiêu chuẩn hiện đại, một số Hoa kiều sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ[34]
Tôn giáo
Chủ yếu là Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo Trung Quốc, một số ít tin theo Thiên chúa giáo hoặc các tôn giáo khác, các tín ngưỡng phi tôn giáo, vật linh chiếm tỷ lệ cao hơn. Nhiều người có nền tảng tôn giáo dân gian Trung Quốc.

Người Hán (giản thể: 汉人; phồn thể: 漢人; bính âm: hànrén, Hán Việt: Hán nhân; giản thể: 汉族; phồn thể: 漢族; bính âm: hànzú, Hán Việt: Hán tộc) còn gọi là người Hoa, người Tàu, người Trung Quốc, người Trung Hoa là một nhóm dân tộcquốc gia Đông Á, có nguồn gốc lịch sử ở thung lũng sông Hoàng Hà của Trung Quốc hiện đại.[35][36][37][38][39] Họ tạo thành nhóm dân tộc lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 18% dân số toàn cầu và bao gồm nhiều nhóm nhỏ khác nhau nói các loại ngôn ngữ Trung Quốc đặc biệt.[40][41] Ước tính 1,4 tỷ người Hán trên toàn thế giới hầu hết tập trung ở Trung Quốc đại lục, nơi họ chiếm khoảng 92% tổng dân số. Ở Đài Loan, họ chiếm khoảng 97% dân số.[42][43] Người gốc Hán cũng chiếm khoảng 75% tổng dân số Singapore.[44]

Người Hán có tổ tiên chung là người Hoa Hạ, xuất phát tên gọi của liên minh ban đầu của các bộ lạc nông nghiệp sống dọc theo sông Hoàng Hà.[45][46] Thuật ngữ Hoa Hạ đại diện cho liên minh thời đại đồ đá mới của các bộ lạc nông nghiệp, những người định cư dọc theo đồng bằng trung tâm xung quanh giữa và hạ lưu sông Hoàng Hà ở phía bắc Trung Quốc.[46][47][48][49] Các bộ lạc này là tổ tiên của người Hán hiện đại đã khai sinh ra nền văn minh Trung Quốc. Ngoài ra, thuật ngữ Hoa Hạ được sử dụng riêng biệt để đại diện cho một nhóm dân tộc 'văn minh' trái ngược với những người được coi là người man di 'mọi rợ' xung quanh họ.[48][50][51]

Người Hán liên kết cùng với một lịch sử chung sống trên một lãnh thổ của tổ tiên cổ xưa, bắt nguồn sâu xa với nhiều truyền thống văn hóa và phong tục khác nhau.[52] Các bộ lạc Hoa Hạ ở miền bắc Trung Quốc đã trải qua công cuộc xâm lấn và sự mở rộng liên tục xuống miền Nam Trung Quốc nơi là lãnh thỗ sinh sống của những tộc người Bách Việt trong hai thiên niên kỷ qua.[53][54] Văn hóa Hoa Hạ lan rộng về phía nam từ vùng trung tâm của nó trong lưu vực sông Hoàng Hà, tiếp thu nhiều nhóm dân tộc không phải người Trung Quốc đã dần bị Hán hóa trong nhiều thế kỷ tại các điểm khác nhau trong lịch sử Trung Quốc.[48][54][55]

Thuật ngữ người Hán xuất hiện lần đầu vào thời Nam Bắc Triều để phân biệt với năm nhóm du mục từ phương Bắc tràn xuống, đây là tên gọi lấy cảm hứng từ nhà Hán triều đại được coi là một trong những triều đại vĩ đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, vì nó khiến Trung Quốc trở thành cường quốc khu vực Đông Á và tăng cường phần lớn ảnh hưởng của nó đối với các nước láng giềng trong khi cạnh tranh với Đế quốc La Mã về dân số và địa lý.[56][57][58] Uy tín và sự nổi bật của nhà Hán đã ảnh hưởng đến nhiều người Hoa Hạ cổ đại bắt đầu tự nhận mình là "Dân tộc Hán".[50][59][60][61][62] Cho đến ngày nay, người Hán đã lấy tên dân tộc của họ từ triều đại này và chữ viết của Trung Quốc được gọi là "chữ Hán".[56][63][61]

Thuật ngữ và từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ các nhóm ngôn ngữ dân tộc ở Trung Hoa (người Hán được bôi màu nâu gỗ)

(cũng là Hán bản thổ/ bản độ/ bẩn địa)

Tên gọi "Hán" này xuất phát từ nhà Hán vốn để chỉ tộc người Hoa Hạ (Sinitic) có gốc tại thung lũng sông Hoàng Hà mà nay là dân tộc chính và đa số của Trung Quốc. Tên "Hán" thời nhà Hán chỉ chung về quốc tịch của công dân Đế quốc Hán, sau này nó có nghĩa về sắc tộc như nay từ thời Nam Bắc Triều để phân biệt với năm nhóm du mục từ phương Bắc tràn xuống. Một triều đại kế tiếp của nhà Tần tồn tại trong thời gian ngắn và đã thống nhất Trung Quốc. Chính trong thời kỳ nhà Tần và nhà Hán thì các bộ lạc của Trung Hoa đã bắt đầu cảm thấy rằng họ thuộc về cùng một nhóm dân tộc, so với các dân tộc khác xung quanh họ. Ngoài ra, nhà Hán đã được xem là đỉnh điểm của nền văn minh Trung Hoa, có khả năng mở rộng sức mạnh và ảnh hưởng đến Trung ÁĐông Á và có thể so sánh ngang hàng với Đế quốc La Mã về dân số và lãnh thổ.

Trong một số người Hán ở phương Nam, một thuật ngữ khác tồn tại trong nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Quảng Đôngtiếng Hẹtiếng Triều Châu, thì thuật ngữ "Đường nhân" (Tángrén 唐人, có nghĩa là "người Đường"), tiếng Việt trước đây ở Nam bộ gọi người gốc Hoa là "Thoòng dzằn". Thuật ngữ này xuất phát từ một triều đại khác của Trung Quốc là nhà Đường vốn xem là một đỉnh cao văn minh khác của nền văn minh Trung Hoa. Thuật ngữ này vẫn còn tồn tại trong một số tên gọi mà người Hán dùng để đặt cho phố Tàu: 唐人街 (Tángrénjiē), có nghĩa "Phố của người Đường".

Một thuật ngữ khác thường được dùng bởi Hoa kiều hải ngoại là "Hoa nhân" (giản thể: 华人; phồn thể: 華人; bính âm: huárén), xuất phát từ "Trung Hoa" (giản thể: 中华; phồn thể: 中華; bính âm: zhōnghuá), một tên chữ của Trung Quốc. Thuật ngữ Hán thì thường được người Hán ở Trung Quốc đại lục, Đài Loan và người gốc Hán ở nước ngoài sử dụng để chỉ những gì thuộc về văn hóa và dân tộc của mình.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 1.2 tỷ người Hán sống ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chiếm 92% tống dân số. Tại nước này, người Hán cũng là dân tộc chiếm đa số tại các tỉnh, khu tự trị, ngoại trừ tại khu tự trị Tân Cương (chỉ 41% năm 2000) và Tây Tạng (6% năm 2000). Có 95% dân Hồng Kông là người Hán, tại Ma Cao là 96%.

22 triệu người Hán tại Đài Loan. Người Hán bắt đầu di cư ra Đài Loan từ thế kỷ 17.

Lúc đầu, các di dân này chọn sống tại các vùng vốn đã có người cùng quê. Di dân gốc Hán Mân Việt Phúc Kiến vốn từ ở Quảng Châu định cư tại vùng ven biển, trong khi di dân từ Chương Châu thì sống vùng đồng bằng sâu trong lòng đảo, người Hán Khách Gia thì định cư ở vùng đồi núi. Mâu thuẫn tranh giành của những nhóm người này xung quanh sở hữu đất, nước và khác biệt về văn hóa dẫn tới việc tái định cư một số cộng đồng, và theo thời gian hôn phối và đồng hóa diễn ra. Nghiên cứu gần đây chỉ ra dân Đài Loan đa số có dòng máu pha trộn người Hán và người bản địa.

Hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Có khoảng 40 triệu Hoa kiều khắp nơi trên thế giới. Trong đó gần 30 triệu sống tại Đông Nam Á. Tỷ lệ Người Hán trên dân số như sau: Singapore 74%. Đảo Giáng Sinh, Úc 70%. Malaysia (25%), Thái Lan (14%), Indonesia, và Philippines. Có 3 triệu người gốc Trung Quốc sống tại Hoa Kỳ, chiếm 1% dân số, hơn 1 triệu tại Canada (3,7%), 1.3 triệu tại Peru (4,3%), hơn 600.000 tại Úc (3,5%), gần 150.000 tại New Zealand (3,7%) và khoảng 750.000 tại châu Phi.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 內政部戶政司 (ngày 9 tháng 4 năm 2018). “最新消息”. www.ris.gov.tw. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2019.
  2. ^ CIA Factbook Lưu trữ 2016-10-13 tại Wayback Machine: "Han Chinese 91.6%" out of a reported population of 1,379 billion (July 2017 est.)
  3. ^ “Population trend” (PDF). Singstat. Department of Statistics Singapore. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ “Department of Statistics Malaysia Official Portal”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ Barbara A. Peru (2009), Encyclopedia of the Peoples of Asia and Oceania, Facts on File, p. 794, ISBN 1438119135
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ 2016 Census QuickStats Lưu trữ 2021-01-25 tại Wayback MachineAustralian Bureau of Statistics,2016
  8. ^ “The Ranking of Ethnic Chinese Population”. Overseas Compatriot Affairs Commission, R.O.C. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  9. ^ [1] Lưu trữ 2008-12-04 tại Wayback Machine
  10. ^ “Little China in Belgrade”. BBC News. ngày 12 tháng 2 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2010.
  11. ^ Siu, Lok (Summer 2005), Queen of the Chinese Colony: Gender, Nation, and Belonging in Diaspora, Anthropological Quarterly, 78 (3): 511–542, doi:10.1353/anq.2005.0041, Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2011, truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022
    Lok Siu (2005年夏), “《华人侨居地的女王:侨居者中的性、民族及附属品》”, 人类学季刊, 78 (3): 511–542, doi:10.1353/anq.2005.0041, Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2011, truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp) (tiếng Anh)
  12. ^ Vega Abad, Lina (ngày 20 tháng 7 năm 2003), De Salsipuedes al "barrio chino", La Prensa, Panamá (bằng tiếng Tây Ban Nha), Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2007, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
    莉娜·贝加·阿瓦德 (2003年7月20日), “《从萨尔西普埃德斯到"唐人街"》”, 通讯报, 巴拿马 (bằng tiếng Tây Ban Nha), Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2007, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  13. ^ May Expel Panama Chinese; Those Who Refuse to Pay a Head Tax to be Deported To-morrow (PDF), The New York Times, ngày 12 tháng 11 năm 1913, truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2007
    “《巴拿马华人可能被驱逐;那些拒绝付人头税的人在明天将被驱逐出境》” (便携式文档格式), 纽约时报, 1913年11月12日, truy cập 2007年11月7日 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp) (tiếng Anh)
  14. ^ Asia Pacific Foundation of Canada. “Population by Ethnic Origin by Province”. Asia Pacific Foundation of Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2016.
  15. ^ “Han Chinese, Cantonese in New Zealand”. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2018.
  16. ^ Census 2013: More ethnicities than the world's countries. New Zealand Herald. ngày 11 tháng 12 năm 2013.
  17. ^ “The World Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2016.
  18. ^ “Race Reporting for the Asian Population by Selected Categories: 2010 more information”. United States Census Bureau. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2014.
  19. ^ “存档副本”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2018.
  20. ^ “存档副本” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011. 201页 (tiếng Tây Ban Nha)
  21. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2016.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  22. ^ Kewarganegaraan, Suku Bangsa, Agama dan Bahasa Sehari-hari Penduduk Indonesia Hasil Sensus Penduduk 2010. Badan Pusat Statistik. 2011. ISBN 9789790644175. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2017.
  23. ^ “印尼 2005 年華人人口統計推估” (PDF). ebooks.lib.ntu.edu.tw (bằng tiếng Trung). tháng 10 năm 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2017.
  24. ^ Slate.fr biên tập (28 juin 2010). “«Chinois de France» ne veut rien dire”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập 7 juillet 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  25. ^ NGƯỜI HOA, Ủy ban Dân tộc
  26. ^ “在日华人统计人口达92万创历史新高”. www.rbzwdb.com.
  27. ^ “2011 Census: Ethnic group, local authorities in the United Kingdom”. Office for National Statistics. ngày 11 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  28. ^ Park, Yoon Jung (2009). Recent Chinese Migrations to South Africa – New Intersections of Race, Class and Ethnicity (PDF). Representation, Expression and Identity. Interdisciplinary Perspectives. ISBN 978-1-904710-81-3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2010.
  29. ^ “CITTADINI NON COMUNITARI: PRESENZA, NUOVI INGRESSI E ACQUISIZIONI DI CITTADINANZA: Anni 2015–2016” (PDF). Istat.it. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.
  30. ^ Of the 710,000 Chinese nationals living in Korea in 2016, 500,000 are ethnic Koreans “Foreign national population in Korea up more than 40% in 5 yrs”. Maeil Business News Korea. ngày 8 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2018.
  31. ^ “Cifras de Población a 1 de enero de 2016: Estadística de Migraciones 2015: Adquisiciones de Nacionalidad Española de Residentes 2015” (PDF). Ine.es. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.
  32. ^ “BiB – Bundesinstitut für Bevölkerungsforschung – Pressemitteilungen – Zuwanderung aus außereuropäischen Ländern fast verdoppelt”. Bib-demografiie.de. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.
  33. ^ 'Estou orgulhoso com a minha raíz da China' --Leone Da Silveira Lee, primeiro e único general brasileiro com descendência chinesa” ['I am proud of my Chinese roots' --Leone Da Silveira Lee, the first and only Brazilian general of Chinese descent]. China Radio International online (bằng tiếng Bồ Đào Nha). ngày 22 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  34. ^ Chẳng hạn như tiếng Thái, tiếng Malay, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha, v.v.
  35. ^ Siska, Veronika; Jones, Eppie Ruth; Jeon, Sungwon; Bhak, Youngjune; Kim, Hak-Min; Cho, Yun Sung; Kim, Hyunho; Lee, Kyusang; Veselovskaya, Elizaveta (ngày 1 tháng 2 năm 2017). “Genome-wide data from two early Neolithic East Asian individuals dating to 7700 years ago”. Science Advances. 3 (2): e1601877. Bibcode:2017SciA....3E1877S. doi:10.1126/sciadv.1601877. PMC 5287702. PMID 28164156.
  36. ^ Ang, Khai C.; Ngu Mee S.; Reid P. Katherine; Teh S. Meh; Aida, Zamzuraida; Koh X.R. Danny; Berg, Arthur; Oppenheimer, Stephen; Salleh, Hood (2012). “Skin Color Variation in Orang Asli Tribes of Peninsular Malaysia”. PLoS ONE. 7 (8): 2. Bibcode:2012PLoSO...742752A. doi:10.1371/journal.pone.0042752. PMC 3418284. PMID 22912732.
  37. ^ Wang, Yuchen; Lu Dongsheng; Chung Yeun-Jun; Xu Shuhua (2018). “Genetic structure, divergence and admixture of Han Chinese, Japanese and Korean populations”. Hereditas. 155: 19. doi:10.1186/s41065-018-0057-5. PMC 5889524. PMID 29636655.
  38. ^ Chiang, Charleston W. K.; Mangul, Serghei; Robles, Christopher R.; Kretzschmar, Warren W.; Cai, Na; Kendler, Kenneth S.; Sankararam, Sriram; Flint, Jonathan (ngày 13 tháng 7 năm 2017). “A comprehensive map of genetic variation in the world's largest ethnic group - Han Chinese”. bioRxiv: 162982. doi:10.1101/162982.
  39. ^ Wang, Yuchen; Lu, Dongsheng; Chung, Yeun-Jun; Xu, Shuhua (2018). “Genetic structure, divergence and admixture of Han Chinese, Japanese and Korean populations”. Hereditas (xuất bản ngày 6 tháng 4 năm 2018). 155: 19. doi:10.1186/s41065-018-0057-5. PMC 5889524. PMID 29636655.
  40. ^ Zhang, Feng; Su, Bing; Zhang, Ya-ping; Jin, Li (ngày 22 tháng 2 năm 2007). “Genetic Studies of Human Diversity in East Asia”. Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences. 362 (1482): 987–996. doi:10.1098/rstb.2007.2028. PMC 2435565. PMID 17317646.
  41. ^ Zhao, Yong-Bin; Zhang, Ye; Zhang, Quan-Chao; Li, Hong-Jie; Cui, Ying-Qiu; Xu, Zhi; Jin, Li; Zhou, Hui; Zhu, Hong (2015). “Ancient DNA Reveals That the Genetic Structure of the Northern Han Chinese Was Shaped Prior to three-thousand Years Ago”. PLoS ONE. 10 (5): e0125676. Bibcode:2015PLoSO..1025676Z. doi:10.1371/journal.pone.0125676. PMC 4418768. PMID 25938511.
  42. ^ 中華民國國情簡介 [ROC Vital Information]. Executive Yuan (bằng tiếng Trung). 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2016. 臺灣住民以漢人為最大族群,約占總人口97%
  43. ^ Executive Yuan, R.O.C. (2014). The Republic of China Yearbook 2014 (PDF). tr. 36. ISBN 978-986-04-2302-0. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2016.
  44. ^ “Home” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  45. ^ Minahan, James B. (2015). Ethnic Groups of North, East, and Central Asia: An Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 89–90. ISBN 978-1-61069-017-1.
  46. ^ a b Schliesinger, Joachim (2016). Origin of Man in Southeast Asia 2: Early Dominant Peoples of the Mainland Region. Booksmango. tr. 13–14.
  47. ^ Liu, Hong (2017). Chinese Business: Landscapes and Strategies. Routledge. tr. 34. ISBN 978-1-138-91825-2.
  48. ^ a b c Wilkinson, Endymion Porter (2015). Chinese History: A New Manual. Harvard University Asia Center. tr. 709. ISBN 978-0-674-08846-7.
  49. ^ Yuan, Haiwang (2006). The Magic Lotus Lantern and Other Tales from the Han Chinese. Libraries Unlimited. tr. 6. ISBN 978-1-59158-294-6.
  50. ^ a b Perkins, Dorothy (1998). Encyclopedia of China: History and Culture. Checkmark Books. tr. 202. ISBN 978-0-8160-2693-7.
  51. ^ Schliesinger, Joachim (2016). Origin of Man in Southeast Asia 2: Early Dominant Peoples of the Mainland Region. Booksmango. tr. 14.
  52. ^ Kowner, Rotem; Demel, Walter (2012). Race and Racism in Modern East Asia: Western and Eastern Constructions. Brill Academic. tr. 351–52. ISBN 978-90-04-23729-2.
  53. ^ Schliesinger, Joachim (2016). Origin of Man in Southeast Asia 2: Early Dominant Peoples of the Mainland Region. Booksmango. tr. 10–17.
  54. ^ a b Dingming, Wu (2014). A Panoramic View of Chinese Culture. Simon & Schuster.
  55. ^ Minahan, James B. (2015). Ethnic Groups of North, East, and Central Asia: An Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 91. ISBN 978-1-61069-017-1.
  56. ^ a b Minahan, James B. (2015). Ethnic Groups of North, East, and Central Asia: An Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 92. ISBN 978-1-61069-017-1.
  57. ^ Walker, Hugh Dyson (2012). East Asia: A New History. AuthorHouse. tr. 119.
  58. ^ Kang, David C. (2012). East Asia Before the West: Five Centuries of Trade and Tribute. Columbia University Press. tr. 33–34. ISBN 978-0-231-15319-5.
  59. ^ Tanner, Harold Miles (2010). China: a History: From the Great Qing Empire through the People's Republic of China, 1644–2009. Hackett Pub Co. tr. 83. ISBN 978-1-60384-204-4.
  60. ^ Ueda, Reed (2017). America's Changing Neighborhoods: An Exploration of Diversity through Places. Greenwood. tr. 403. ISBN 978-1-4408-2864-5.
  61. ^ a b Eno, R. The Han Dynasty (206 B.C. – A.D. 220) (PDF). Indiana University Press. tr. 1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2020.
  62. ^ Li, Xiaobing (2012). China at War: An Encyclopedia: An Encyclopedia. Pentagon Press (xuất bản ngày 30 tháng 6 năm 2012). tr. 155. ISBN 978-81-8274-611-4.
  63. ^ Schaefer (2008).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]