Bước tới nội dung

Phú Mỹ (thị trấn)

Phú Mỹ
Thị trấn
Thị trấn Phú Mỹ
Một góc trung tâm thương mại Phú Mỹ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhAn Giang
HuyệnPhú Tân
Trụ sở UBND853 Chu Văn An, Khóm Trung 3
Thành lập1997
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2016[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°35′3″B 105°21′2″Đ / 10,58417°B 105,35056°Đ / 10.58417; 105.35056
MapBản đồ thị trấn Phú Mỹ
Phú Mỹ trên bản đồ Việt Nam
Phú Mỹ
Phú Mỹ
Vị trí thị trấn Phú Mỹ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,76 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng20.022 người[2]
Mật độ2.580 người/km²
Khác
Mã hành chính30406[3]

Phú Mỹthị trấn huyện lỵ của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Phú Mỹ nằm ở đông nam huyện Phú Tân, bên hữu ngạn sông Tiền, có vị trí địa lý:

Thị trấn Phú Mỹ có diện tích 7,76 km², dân số năm 2019 là 20.022 người[2], mật độ dân số đạt 2.580 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn thị trấn Phú Mỹ ngày nay là một phần xã Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc.

Sau năm 1975, xã Hòa Hảo chia thành 2 đơn vị hành chính là xã Hòa Hảo (nay là 2 xã Tân Hòa và Tân Trung) và thị trấn Mỹ Lương. Thời điểm này, Mỹ Lương là thị trấn huyện lỵ của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Ngày 23 tháng 8 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 125-CP[4]. Theo đó, giải thể thị trấn Mỹ Lương để thành lập xã Phú Mỹ.

Ngày 16 tháng 6 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 75-CP[5]. Theo đó, thành lập thị trấn Phú Mỹ, thị trấn huyện lỵ huyện Phú Tân trên cơ sở toàn bộ 701 ha diện tích tự nhiên và 27.043 người của xã Phú Mỹ.

Ngày 2 tháng 2 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 97/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Phú Mỹ là đô thị loại IV.[1]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quyết định số: 880/QĐ-UBND tỉnh An Giang. Thị trấn Phú Mỹ chuyển đổi ấp thành khóm.

Thị trấn Phú Mỹ được chia thành 9 khóm: Cái Tắc, Mỹ Lương, Phú Hòa, Thượng 1, Thượng 2, Thượng 3, Trung 1, Trung 3, Trung Thạnh.

Khu vực này cũng là thánh địa của phật giáo Hòa Hảo.[6]

Phú Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 15,5%. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 52,7%; tập trung nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất-kinh doanh hoạt động hiệu quả đem lại nguồn thu lớn cho địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

Cuối năm 2015, Phú Mỹ đã cơ bản sắp xếp chợ trung tâm theo mô hình chợ an toàn thực phẩm. Trên cơ sở tiềm năng du lịch tâm linh, Phú Mỹ có cơ hội phát triển du lịch kết hợp cảnh quan sinh thái, di sản văn hóa dân tộc, trong đó nổi bật là di tích An Hòa tự - một thánh tích của tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo đã gắn liền với vùng đất thánh trên 100 năm.

Trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thông qua việc đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị, Phú Mỹ đã và đang khai thác hiệu quả 2 làng nghề truyền thống là làng rèn và bánh phồng.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • ĐT954

Đường địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hải Thượng Lãn Ông
  • Nguyễn Trung Trực
  • Chu Văn An
  • Tôn Đức Thắng
  • Hà Huy Tập
  • Phạm Văn Đồng
  • Trường Chinh
  • Tam Nguyên Yến Đổ (Nguyễn Khuyến)
  • Phú Mỹ
  • Kim Đồng
  • Lý Tự Trọng
  • Nguyễn Văn Linh
  • Lê Hồng Phong
  • Lê Duẩn
  • Nguyễn Thị Minh Khai
  • Nguyễn Hữu Cảnh
  • Trương Định

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Công nhận thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang là đô thị loại IV”. Bộ Xây dựng. 16 tháng 2 năm 2016.
  2. ^ a b “Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2019”. Cục Thống kê tỉnh An Giang.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Quyết định 125-CP năm 1980 về việc đổi tên một số xã và thị trấn thuộc tỉnh An Giang”.
  5. ^ “Nghị định 75-CP về việc thành lập thị trấn Phú Mỹ thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang”.
  6. ^ Về nguồn gốc lịch sử của Phật giáo Hòa Hảo, nghiencuuquocte