Sà Phìn
Sà Phìn
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Sà Phìn | ||
Bãi đá mặt trăng - mẫu địa hình karst | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đông Bắc Bộ | |
Tỉnh | Hà Giang | |
Huyện | Đồng Văn | |
Thành lập | 5/7/1961[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 23°15′29″B 105°14′55″Đ / 23,25806°B 105,24861°Đ | ||
| ||
Diện tích | 14,54 km² | |
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 3.231 người[2] | |
Mật độ | 222 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 00736[3] | |
Website | xsaphin | |
Sà Phìn đôi khi được viết là Sả Phìn hay Xà Phìn là một xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.[4][5]
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Sà Phìn cách thành phố Hà Giang khoảng 145 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp xã Lũng Táo và xã Thài Phìn Tủng
- Phía tây giáp xã Sủng Là
- Phía nam giáp xã Sính Lủng và xã Sảng Tủng
- Phía bắc giáp giáp Trung Quốc.
Xã Sà Phìn có diện tích 14,54 km², dân số năm 2019 là 3.231 người[2], mật độ dân số đạt 222 người/km².
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Sà Phìn được chia thành 11 thôn.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 5 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 91-CP[1] về việc chia xã Sà Phìn thành 6 xã: Lũng Táo, Thài Phìn Tủng, Sà Phìn, Sính Lủng, Tả Phìn, Tả Lủng.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Di tích nhà Vương
[sửa | sửa mã nguồn]Đây là dinh thự của Vương Chính Đức, vốn là một bang tá, được sắc phong bởi nhà Nguyễn và chính quyền thuộc địa, cai quản phía Tây Việt Bắc mạn Hà Giang, đạo Bảo Lạc. Con trai Vương Chính Đức là Vương Chí Sình còn được gọi là "Vua Mèo", sau ông là đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Dinh thự họ Vương được xây theo kiểu Trung Hoa, xây bằng đá xanh với gỗ thông đá, đất nung, theo lối chữ Vương rất độc đáo từ cuối thế kỷ 19 bởi các thợ người Hồi ở Vân Nam. Một bức đại tự "Biên chinh khả phong" của triều đình Huế ban tặng cho Vương Chính Đức ngự ngay trên cổng vào. Nhà Vương có tường rào đá cao vây quanh, có nhiều lỗ hình vuông để nhìn ra ngoài quan sát. Tường rào đá cao hơn hai mét, có chỗ chân tường dày đến tám mươi phân.
Khu dinh thự đá được kết cấu theo ba lớp cao dần vào trong gồm tiền dinh, trung dinh và hạ dinh. Hai góc trong cùng xây hai lô cốt bằng đá xanh. Toàn bộ khu dinh thự dài 46 mét, ngang 22 mét, cao 10 mét gồm 4 ngang, 6 nhà dọc tất cả đều xây 2 tầng gồm 64 buồng. xếp hạng là Di tích kiến trúc lịch sử từ năm 1993.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Trung tâm xã Sà Phìn
-
Dinh thự họ Vương trên đồi Con Rùa.
-
Bên trong sân nhà Vương
-
Bức hoành phi và cặp câu đối trong dinh thự họ Vương
-
Khu vực Trung dinh
-
Khu Dinh thự họ Vương trên đồi Con Rùa.
-
Khu vực Trung Cung
-
Cổng vào dinh thự, mái được đỡ bằng đấu củng
-
Bên trong Nhà Vương
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Quyết định số 91-CP về việc chia 13 xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, khu tự trị Việt Bắc thành những xã mới: tổng 43 xã (Huyện Đồng Văn 115 năm phát triển và trưởng thành (01/01/1906 – 01/01/2021))”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2021.
- ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Hà Giang”. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Bản đồ, 2004.
- ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 các tờ F-48-19 ABCD. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Trên các bản đồ địa hình ghi tên xã là Xả Phìn[1], còn theo tiếng H'Mông thì cần ghi là Sả Phìn.
- Trong "Danh mục địa danh... Hà Giang" ban hành ở Thông tư 21/2013/TT-BTNMT thì tên là "xã Xà Phìn" [2].
- ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 các tờ F-48-19 ABCD. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
- ^ Thông tư 21/2013/TT-BTNMT ngày 01/08/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Hà Giang. Thukyluat Online, 2016. Truy cập 22/08/2018