Bước tới nội dung

Thành viên:Băng Tỏa

Thành viên này là một điều phối viên.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Chào cả nhà!

Mình là Băng Tỏa (氷鎖, hay mọi người thường gọi là Băng), tham gia Wikipedia tiếng Việt vào tháng 6 năm 2020 (do COVID) vì thấy các bài nhạc kịch trên đây còn quá sơ khai. Không đành lòng, mình xắn tay áo lên viết bài, đọc nguồn, mò mẫm mã wiki rồi... dính luôn. Sau 1 tháng, mình vào BCB làm thư ký, phụ DHN duyệt bài. Mình là tác giả giao diện hiện tại của trang Wikipedia:Cộng đồng (nâng cấp vào tháng 12 năm 2020, nâng cấp đợt 2 vào tháng 9 năm 2024 để tối ưu hoá cho di động), Hướng dẫn BCB, Hướng dẫn thiết kế logo Tết. Mình hoạt động chính bên mảng nội dung, hình ảnh và BCB.

Chủ trương của Băng Tỏa là tránh xa thị phi, lánh khỏi thế sự, không màng đến nhân tình thế thái trên Wikipedia. Mỗi lần vào đây chủ yếu là để làm việc.

(Code cho phần giới thiệu bản thân này là mượn của Prenn)

Tàng Thư Lâu

[sửa | sửa mã nguồn]
Kho tư liệu hữu ích
Dịch thuật
Thông điệp chào đón người mới
Thư mời

Đôi lời

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đừng kỳ vọng Wikipedia hoàn hảo. Các tập đoàn lớn trả lương cao cho nhân viên, phúc lợi đãi ngộ tốt mà còn có nhiều bất cập thì đừng trông mong sự hoàn hảo ở một bách khoa toàn thư không công.
  • Wikipedia đầy bất cập và khiếm khuyết, nên mong bạn hãy cùng chung tay và góp sức biến nơi này thành một nơi tốt hơn.
  • Chê bai và chỉ trích Wikipedia: nếu chê chỉ để chê để chứng tỏ mình thông minh, giỏi giang thì khỏi, ai làm lâu ở đây đều biết thừa dự án này có vô số vấn đề. Chỉ trích không giải quyết được vấn đề. Thay vào đó, hãy giúp nghĩ ra cách giải quyết. Dự án này chỉ cần người nói ít làm nhiều.
  • Wikipedia là một sản phẩm đang hoàn thiện: chất lượng bách khoa toàn thư này chỉ ở mức tương đối, các thành viên ở đây là những con ong cần mẫn chăm chỉ làm việc vì muốn cống hiến cho xã hội
  • Công việc ở đây chất đống như núi. Nếu bạn không muốn giúp cũng không sao. Nhưng cũng xin bạn đừng xả rác (dịch máy, up hình vi phạm bản quyền, bày vẽ những thứ không tưởng, khởi xướng thảo luận vô nghĩa, không thiết thực...) rồi hành người khác phải chạy theo dọn.

Tiêu chuẩn bài chất lượng cao

[sửa | sửa mã nguồn]
Mọi người hãy cố gắng dùng nguồn sách để viết bài bách khoa nào.
  • Tuân thủ tất cả quy định và cẩm nang biên soạn của Wikipedia.
  • Dùng nhiều nguồn hàn lâm nhất có thể: sách chuyên khảo, chuyên luận, sách chuyên ngành, sách nghiên cứu, ấn phẩm nghiên cứu, các tài liệu / tạp chí / tập san hàn lâm học thuật,... tựu trung là các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu / học giả / chuyên gia / người có trình độ chuyên môn cao. Giáo trình đại học (textbook), luận án tiến sĩ, kỷ yếu hội thảo khoa học cũng được.
  • Không dùng tài liệu hàn lâm dỏm: tạp chí học thuật không thực hiện phản biện, chỉ cần trả tiền là được xuất bản (self-publishing hoặc predatory publishing).
  • Dùng đúng sách chuyên ngành, không dùng sách vd "Thiên văn học cho trẻ em".
  • Bậc tiếp theo là các nguồn tin tức, bài đăng trên báo chí, tạp chí, thông tấn xã (trên mạng hay trên giấy đều được); bài đăng trên các trang web uy tín (vd, tạp chí lịch sử, tạp chí khoa học...)
  • Các đề tài tầm vóc lớn, đã là đối tượng nghiên cứu từ lâu thì phải dùng nhiều nguồn sách, ấn phẩm nghiên cứu. Vd, không có chuyện chỉ viết các bài Hồ Chí Minh, Adolf Hitler bằng nguồn báo chí, trang web mà đòi gắn sao BVCL. Các lĩnh vực cổ điển cũng vậy: lý thuyết âm nhạc, văn học, ngôn ngữ học, Toán học, Hóa học, Sinh học, Y khoa, Dược học, xã hội học... Vd, không có chuyện viết bài y khoa mà chỉ dùng báo mạng → bài y học phải dùng tài liệu chuyên ngành (bài mẫu: Chu kỳ kinh nguyệt).
  • Các đề tài của thời đại Internet thì không cần quá nhiều nguồn sách (có thì tốt, không có cũng không sao). Vd, phim ảnh thời nay, các nghệ sĩ của thời hiện đại, công nghệ thông tin...
  • Không có hình nào trong bài đang vướng mắc về vấn đề bản quyền hay giấy phép (bên en sẽ luôn có người đi soi giấy phép hình).

Phát ngôn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đề mục "Phát ngôn" rất không bách khoa vì các lý do sau đây

  • Có thể khiến độc giả có cảm giác là Wikipedia đang quảng bá cho các quan điểm đó, và như vậy là vi phạm thái độ trung lập.
  • Nhiều trích dẫn là nội dung có bản quyền, do đó trích dẫn tràng giang đại hải là vi phạm bản quyền.
  • Người đọc cần ngữ cảnh để có thể hiểu bối cảnh ra đời của các phát ngôn đó.

Hãy xem xét dời các phát ngôn sang Wikiquote. Có thể xem xét giữ lại một vài phát ngôn khi cần đề cập đến quan điểm của người nói. Khi đó, các phát ngôn này là dẫn chứng sơ cấp trong các đề mục như "Sự nghiệp", "Các quan điểm", "Quan điểm chính trị". Đa phần nội dung của đề mục vẫn phải được viết dùng nguồn thứ cấp đáng tin cậy. Bài mẫu để tham khảo: J. K. Rowling, Joe Biden.

Công việc

[sửa | sửa mã nguồn]

Giúp dự án thân thiện hơn với người mới

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sửa bản dịch và viết lại mấy bản mẫu thông báo, cảnh cáo, hướng dẫn, quy định cho dễ hiểu, đọc phát hiểu ngay (I'm all about efficiency)
  • Muốn thu hút người mới thì phải hiểu được tâm lý người ta: ngại đọc mớ quy định hướng dẫn phức tạp, không thể hiểu các thuật ngữ Wikipedia → giải pháp: nâng cấp các bài hướng dẫn, viết cho dễ hiểu, thuần Việt
  • Viết lại / nâng cấp các bài hướng dẫn cho người mới, không phải bằng cách mù quáng dịch các bài tiếng Anh dài thòng sang, vừa dài vừa đặc nghẹt chữ thì rất ít người có kiên nhẫn ngồi đọc (trừ nhân viên phải viết bài quảng cáo cho cty). Thời nay, lý tưởng nhất là vẽ infographic nhưng mình k biết làm (ai biết làm thì hú nhé), hướng đi sẽ là viết nhiều trang, mỗi trang ngắn như Wikipedia:Liên lạc cho dễ đọc.

Dọn dẹp hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Công việc rất khô khan, ít ai hứng thú (vì khâu bản quyền hình ảnh quá phức tạp) mà khối lượng thì nhiều nên đừng hỏi vì sao đôi khi Băng Toả khó ở :P

Dọn hình SDHL

Tự động hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

Bày vẽ một số thứ để giải phóng sức lao động của cộng đồng, có điều mình không biết code :P

  • Bảo quản hình ảnh bằng bot:
    • Rà các tập tin thiếu thẻ quyền và phát thông báo: tập tin trên Wikipedia được phân ra làm 2 loại lớn (tự do và không tự do), nếu bot rà soát thấy tập tin nào không thuộc 2 loại này thì liệt kê hết vào 1 trang, sẽ có tuần tra viên check rồi treo biển thiếu thẻ quyền
    • ✅ Rà các tập tin SDHL, đề nghị xoá các tập tin không sử dụng
    • Xoá sau khi đã chờ đủ 7 ngày. Nhưng bot phải có quyền ĐPV mới xoá được
  • Cần một công cụ gì đó có thể truy xuất tất cả những hình up lên Commons từ vi.wiki theo thời gian, đặc biệt là những hình không xếp thể loại. Nếu không xếp thể loại thì không thể biết đến để mà check được.
  • Bot tự lấy các hình Quality Image và Featured Picture bên Commons để đăng một phát full 365-366 ngày. Xong ai muốn chỉnh những ngày nào (vd, năm mới, Tết, Giáng sinh, các ngày lễ...) thì tự vào chỉnh tay. Nếu chỉnh tay khoảng 90 ngày vẫn là giải phóng sức lao động được 275-276 ngày. Hiện chưa có đồng thuận. Thảo luận liên quan: Wikipedia:Thảo_luận/Lưu_95#Ảnh_khỏa_thân_trên_Trang_Chính, Wikipedia:Thảo_luận/Lưu_95#Bot_và_Hình_ảnh_chọn_lọc
  • Bot đi gỡ các bản mẫu Biết trước nội dung ✅ đã xóa hết các loại bản mẫu này
  • Bot treo bảng Không nguồn: rà mã nguồn nếu không thấy thẻ ref nào thì treo
  • Tự động hoá khâu xác định người viết bài bách khoa
  • Bot phát thông báo biểu quyết BVT/BVCL/DSCL thành công: chỉ phát cho người viết và người ứng cử
  • Bot kiểm phiếu khu vực BQXB bằng cách đếm số đóng góp của những tài khoản bỏ phiếu?
  • Dọn dẹp: bot ký tên giùm các thành viên thảo luận mà quên ký tên, bot lùi sửa phá hoại, bot tự động nhận diện các edit tục tĩu (vd, các từ chửi thề...) và ẩn edit,...

Đồng tình

[sửa | sửa mã nguồn]