Bước tới nội dung

Thành viên:TUIBAJAVE/RC toàn thư (phần 1)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
WTL
WTL
Tử tước hoàng gia Wikipedia
Tại vị16 tháng 12 năm 2019 – 7 tháng 5 năm 2020
Tiền nhiệmkhông ai, đầu tiên
Kế nhiệmKill-Vearn Vua hoặc hoàng đế
Lãnh chúa Wikipedia
Tại vị13 tháng 3 năm 2020 – 7 tháng 5 năm 2020
Thông tin chung
Sinh(2018-09-21)21 tháng 9 năm 2018
Mất(2020-05-07)7 tháng 5 năm 2020
Hậu duệ
Tước hiệuTử tước
Vương tộcNhà RC
WTL
Sinh6 tháng 6, 2000 (24 tuổi)
Mỹ Tho, Tiền Giang, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Học vịSinh viên
Trường lớpĐại học
Nghề nghiệpchủ tịch Hiệp hội Wikipedia, phóng viên Thời báo Wikipedia
Năm hoạt động2018 – 2020
Phối ngẫuhiện tại độc thân

Wiki thành viên Liên minh hội (WTL) (gọi tắt là WTL) là một cựu thành viên của Wikipedia tiếng Việt.[1] Đây là một thành viên yêu chuộng hòa bình ghét chiến tranh. Đã vận hành một hệ thống lớn từ ngày 21 tháng 9 năm 2018 đến ngày 7 tháng 5 năm 2020.[2]

Trong thời kỳ đỉnh cao, WTL đã có hơn 9.052 sửa đổi, đứng vị trí thứ 127 (01/05/2020) trong số 1.305 thành viên Wiki (trên 300 sửa đổi).[3] Trong năm 2019, đứng vị trí thứ 6 trên 107 thành viên Wiki về sản lượng BCB.[4] Trong năm 2020, đứng hạng 4 trên 16 thành viên Wiki Cúp.[5] Tài sản DYKD gồm 8 đồng tiền và bạc. Tổng số trang đã tạo là 1.025 trong đó bài đã viết là 131 theo thống kê tự động (ghi nhận là 133), trong đó có 8 bài tự viết, với tổng dung lượng 1.193.593 bytes (thống kê ngày 09/08/2020).[6] Hệ thống lớn thứ hai là tập đoàn Nội dung chọn lọc có tổng sửa đổi là 2.806 sửa đổi, đã tích lũy 10 nội dung chất lượng cao khác nhau, sản lượng BCB là 30, số bài Tin tức là 4. Hệ thống thứ ba là Nhóm Bất tử của Ipedi với tầm 1.000 sửa đổi với một số BCB và nội dung chất lượng cao. Thực tế các hệ thống lớn của WTL có sản lượng BCB lớn nhất trên Wikipedia trong năm 2019.

Quyền Tự đánh dấu tuần tra được cấp bởi Bảo quản viên Trần Nguyễn Minh Huy.[7]

Thành viên kế tục là Kill-Vearn.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

'Wiki thành viên Liên minh hội' hay 'Hội liên minh các thành viên wikipedia', gọi tắt là 'WTL' xuất phát từ cảm hứng Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội chỉ những thành viên wiki cũng chí hướng sẽ tham gia vào wiki.

Thời kỳ đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tài khoản được lập cùng vài người bạn cùng lớp vào tháng 9 năm 2018, sau đó vào Sài Gòn học nên đã đổi password và sở hữu một mình. Chủ yếu sửa nhỏ vì cách đó không lâu có dùng IP tham gia wiki nên có chút kinh nghiệm, sau đó học rất nhanh và được các bạn khác hỗ trợ với phương châm "muốn giỏi phải học", "học bắt chước". Tài khoản bị cấm 2 lần rồi đến lần tiếp theo chịu án cấm 1 tháng của BQV Alphama vì phá rối biểu quyết.[8] Từ đó, WTL chuyển sang hoạt động bí mật trên wiki với nhiều bí danh. Trong thời gian bị cấm đã liên tục bị mạo danh bởi Cẩm Lan mà sau này do chính Cẩm Lan thừa nhận. Cẩm Lan đã xin lỗi, đây là lời xin lỗi đầu tiên mà WTL nhận được, cho thấy một thành viên phá hoại thậm chí biết lý lẽ hơn BQV.

Kể từ ngày 6 tháng 1 năm 2019 quay lại hoạt động wiki với nhiệm vụ phòng chống phá hoại, cấp báo phá hoại và nằm vùng điều tra các tài khoản phá hoại, với tinh thần đóng góp vô cùng nhiệt huyết cho wiki. Ngoài ra còn tham gia viết bài wiki. Nhưng những giấc mơ mau chóng vỡ tan. Ngày 16 tháng 1 viết bài thứ 1.200.000 cho wiki thì BQV Tuanminh01 xóa vì muốn tước đoạt kỷ lục là người viết bài này, cùng với lý do bị thành viên Én bạc chê bay dịch máy, WTL đã gửi lời Tuyên chiến.[9]

Đại chiến Wikipedia lần thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại chiến Wikipedia lần 1
Một phần của Thất đại chiến tranh
Thời gianTừ 16 tháng 1 – 1 tháng 7 năm 2019
Địa điểm
Kết quả WTL chiến thắng
Thay đổi
lãnh thổ
hòa ước giữa Tuanminh01 và WTL
Tham chiến
WTL Tuanminh01
Én bạc
Chỉ huy và lãnh đạo
Lực lượng
Tài khoản chính
17 tài khoản chiến đấu
3 tài khoản khác
công cụ BQV
Thương vong và tổn thất
thiệt hại: 18 (trừ tài khoản chính và 2 tài khoản chiến đấu) ước tính 200 trang bài bị tấn công

Đại chiến Wikipedia lần thứ nhất hay còn gọi là Chiến tranh Trừng phạt, là cuộc chiến tranh giữa WTL và BQV.Tuanminh01 xảy ra trong tháng 1 năm 2019. Nguyên nhân bao gồm bị thành viên Én bạc chê bai dịch máy, BQV.Tuanminh01 từ chối cấp quyền, đồng thời xóa bài viết thứ 1.200.000 của Wikipedia. Đây là một cuộc chiến tranh tay đôi, nhưng theo tư tưởng "đập phá hết" phạm vi tấn công lan rộng khắp Wikipedia và hàng loạt thành viên cũng bị tấn công. Do tính chất cộng đồng và phạm vi rộng của nó, cuộc chiến được gọi là Đại chiến.

Ngày 16 tháng 1, các hoạt động tuyên chiến, đe dọa của WTL khiến 3 tài khoản bị cấm, tài khoản chính WTL cũng bị cấm. Ngày 18 tháng 1, Chiến tranh với Wikipedia lần thứ nhất chính thức bùng nổ.

Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt, WTL huy động 17 tài khoản chiến đấu, tấn công vô cùng dữ dội trong nhiều ngày.

Lực lượng WTL

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Binh đoàn 1 WTL:
    • Binh đội 1
      • 7 tài khoản chiến đấu
    • Binh đội 2
      • 10 tài khoản chiến đấu
  • Lực lượng ngoại giao:
      • 3 tài khoản

Chiến dịch Bày biện

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là chiến dịch đầu tiên, tiến hành Spam thêm nội dung và tạo bài Chất lượng kém, chiến dịch do Binh đội số 1 thuộc Binh đoàn 1 với 4 tài khoản chiến đấu triển khai, kết quả 3 tài khoản bị Tuanminh01 tiêu diệt.

Chiến dịch Tấn công tập trung

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới sự tư vấn phương pháp của một thành viên wiki đồng minh, Chiến dịch Tấn công tập trung được tiến hành, do 3 tài khoản chiến đấu khác tiến hành, với hai hướng tiến công là bài viết và người dùng. Các cuộc tấn công ác liệt diễn ra nhằm vào Trang chính Wikipedia, rồi tấn công các thành viên khác trên khắp wiki nhằm mục đích xua đuổi họ ra khỏi wiki. Sau đó, tập trung tấn công vào Danh sách trang sửa đổi nhiều nhất của wikipedia.

Chiến dịch Gián đoạn & Vận động chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếp theo là Chiến dịch Gián đoạn, tấn công vào các trang mà các thành viên khác đang sửa bài nhằm gây gián đoạn hoạt động. Chiến dịch Gián đoạn 2 chuẩn bị tập trung tấn công vào hoạt động trang bài đang ứng cử nhầm gây gián đoạn hoạt động cho một khu vực làm việc quan trọng của wiki thì bị tạm hoãn, WTL chuyển sang vận động chiến nhằm vận động các thành viên rời bỏ wiki.

Chiến dịch Thượng nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoạt động Vận động chiến kém hiệu quả khiến WTL quay lại dùng các biện pháp mạnh, bao gồm Chiến dịch Thượng nguồn, tấn công dữ dội vào các bản mẫu nguồn, 40 bản mẫu dùng chung hàng ngàn trang bị spam. Phương pháp vu khống thành viên và phương pháp tấn công nhóm trang bài quy định cũng được đề ra nhưng chưa thực hiện. Binh đoàn 1 với biên chế 2 binh đội bị Tuanminh01 đánh thiệt hại nặng sau 8 đợt tấn công.

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh tàn phá các vùng miền wiki nhưng WTL chịu đựng tổn thất vô cùng dữ dội, sau vài ngày, gần như toàn bộ tài khoản chiến đấu hi sinh. Trước tinh thần chiến đấu bền bỉ của WTL, cũng như nguy cơ WTL thành lập và tung ra các đơn vị mới, cuối cùng, BQV Tuanminh01 phải xuống thang chiến tranh chấp nhận mở lại tài khoản chính WTL đã cấm, gỡ trang thành viên đã khóa, WTL đành nhượng bộ, chiến tranh chấm dứt.

Én bạc là một nguyên nhân chiến tranh nhưng không hề tham gia hỗ trợ Tuanminh01, đây là cuộc chiến "solo" giữa WTL và Tuanminh01. Học thuyết Chiến tranh Áp lực đã tỏ ra hữu hiệu.

Ngày 1 tháng 7 năm 2019, tài khoản chiến đấu thiệt hại cuối cùng, nhưng đến ngày 5 tháng 7 WTL mới tuyên bố hòa bình, chấm dứt cuộc chiến tranh trên thực tế dài 6 tháng.

WTL chỉ còn sót lại 2 tài khoản chiến đấu.

Liên minh phá hoại ?

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian này, cũng xảy ra đồng thời cuộc chiến của Cẩm Lan trên wiki, thấu hiểu trong tình cảnh cùng bị đàn áp, suýt chút nữa WTL đã ký kết hiệp ước đồng minh chiến tranh với Cẩm Lan để tạo thành liên minh phá hoại nhưng sau đó do đàm phán với Tuanminh01 nên đã rút lui không bắt tay với Cẩm Lan. Các nghiên cứu sau này đã cho thấy, vào thời điểm đó, do phải chống lại mặt trận với Cẩm Lan, một phong trào phá hoại đáng ngưỡng mộ, vì quá mệt mỏi nên Tuanminh01 đã đồng ý nhượng bộ cho một hòa bình riêng rẽ. Sau thời kỳ chiến tranh, WTL ứng dụng công nghệ chiến tranh hiện đại của Cẩm Lan là "chửi tục chửi thề hết công suất". Đây là sự kiện đầu tiên, đặt ra một câu hỏi lớn về việc thành lập liên minh trong chiến tranh.

Hệ quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ quả của cuộc chiến này là WTL đã đưa lối chiến đấu dồn dập không ngừng nghỉ thành lối chiến đấu chủ lực, với tên gọi Căng thẳng chiến pháp. Đồng thời, chiến đấu theo cách chấp nhận và sẵn sàng chiến đấu trong cuộc chiến dài lâu, bất chấp tiêu hao thời gian. Cũng như bất chấp mọi thiệt hại mà tiếp tục tiến công. Trên bình diện lớn hơn, cuộc chiến đã được xem là nguồn cội hình thành Chủ nghĩa quân phiệt WTL.

Thời kỳ Hội nhập và Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thời kỳ chiến tranh, WTL từng bước bình thường hóa quan hệ với các thành viên, đã lập lại lãnh sự quán với Tuanminh01, bình thường hóa quan hệ với Én bạc, thường xuyên được Én bạc hỗ trợ dịch thuật. Tổng sản phẩm quốc nội BCB, TT, BVT, DSCL, và các bài thông thường đều gia tăng, mở ra thời kỳ phát triển đầy khích lệ. Điều đó cho thấy con đường phát triển, hoạt động trên wiki mà WTL đã chọn là đúng đắn. Đường lối đối ngoại trong thời kỳ này là hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ liên minh nào chống phá wiki, cam kết hòa bình và duy trì tình hữu hảo.

Nhưng tình hình ngày càng xấu đi khi tại các trang biểu quyết bài viết chất lượng, các thành viên ra sức chống phá. DangTungDuong, CVQT liên tục bỏ phiếu chống và hạch sách đủ điều, trước điều này WTL đã nhẫn nhục mà theo ý sửa bài của họ, nhưng cuối cùng vẫn thất cử. Mặc cho bao nhiêu nỗ lực phấn đấu, các thế lực thù địch vẫn chống phá vì tỵ hiềm ghanh ghét, tìm cách chống phá WTL, chống phá sự nghiệp phát triển, xây dựng và đóng góp cho wiki. Tức nước vỡ bờ không còn có thể nhịn được, WTL gửi lời Tuyên chiến, Đại chiến wiki lần thứ hai chính thức bùng nổ.

Đại chiến Wikipedia lần thứ hai và Chiến tranh Không khai báo

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại chiến Wikipedia lần thứ hai và Chiến tranh Không khai báo
Một phần của Thất đại chiến tranh
Thời gian21 tháng 8 năm 2019 – 22 tháng 3 năm 2020
Địa điểm
Kết quả WTL chiến thắng
Thay đổi
lãnh thổ
không có hòa ước
Tham chiến
WTL CVQT
DangTungDuong
Mintu Martin
Ngăn chặn bởi: Tuanminh01
Chỉ huy và lãnh đạo
Lực lượng
71 tài khoản chiến đấu công cụ BQV
Thương vong và tổn thất
thiệt hại: 71 tài khoản chiến đấu ước tính 400 - 500 trang bài bị tấn công

Đại chiến Wikipedia lần thứ hai, hay còn gọi là Chiến tranh Chống bè lũ 3 tên, là cuộc chiến tranh giữa WTL và nhiều thành viên trên Wikipedia có Tuanminh01 yểm trợ. Cuộc chiến diễn ra suốt 9 tháng không ngơi nghỉ. Nguyên nhân từ việc các thành viên tham gia chống phá, hạch sách, làm thất cử rất nhiều bài viết chất lượng của WTL, và do Tuanminh01 tiếp tục từ chối cấp quyền theo yêu cầu.

Lực lượng WTL

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Binh đoàn 2 WTL:
    • 71 tài khoản chiến đấu (tổ chức tự do, không phân chia đơn vị nhỏ)

Chiến dịch Ném cứt

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc chiến này, WTL đã áp dụng công nghệ chiến tranh vô cùng hiệu quả là Ném cứt của thành viên Suy nghĩ mãi..., sau khi quan sát việc tấn công này, quá hiệu quả, kinh tởm và gây ấn tượng. Thậm chí, WTL còn sáng tạo ra nhiều biến thể khác nhau của cách tấn công này. Ngoài ra, còn áp dụng hàng loạt phương pháp và cách thức chiến đấu mới. 20 cách thức và phương pháp đã được triển khai.

Chiến dịch Bình minhTấn công liên wiki

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một thời điểm phát động chọn sẵn WTL đã tấn công vào lúc rạng sáng, được gọi là Chiến dịch Bình minh, nhưng cuộc tấn công bị chặn đứng (hình như do Ngomanh123), sau khi cuộc tấn công bị thất bại, cách thức này bị xem là không hiệu quả nên đã bỏ. Tuy vậy chiến tranh toàn diện vẫn không thể cản được, một lần nữa đốt cháy wiki để "dạy cho những kẻ gây chiến một bài học". Cuộc chiến diễn ra vô cùng quyết liệt và gây thiệt hại hơn cuộc chiến lần 1, các cuộc tấn công không có giới hạn bởi hình thức tấn công liên wiki. BQV Tuanminh01 phải chạy sang meta cầu cứu. Mintu Martin cũng thiệt hại do dính dáng với các kẻ gây chiến nên cũng bị ăn đập.

Cộng hưởng chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa kể, trong quá trình chiến tranh, nhiều tài khoản lạ khác cũng tấn công hưởng ứng, càng làm cho cuộc tấn công mạnh mẽ hơn, mặc dù các tài khoản này tấn công bậy bạ tùm lum các thành viên vô can, nhưng với tư tưởng "cùi không sợ lở" nên WTL mặc kệ, nhưng quan sát các cuộc phá hoại khác trên Thay đổi gần đây để thu thập thêm kinh nghiệm chiến đấu. Tình trạng này được gọi là Cộng hưởng chiến tranh, khi các thành viên khác tấn công ta cũng tham gia vào, cái này gọi là Cộng hưởng chiến pháp.

Chiến dịch Sấm sét

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh đó, việc hiểu nhịp hoạt động wiki là vô cùng hữu ích, khi quan sát thấy Tuanminh01 say sưa viết bài mới, chớp thời cơ WTL liền tấn công chớp nhoáng bằng Chiến dịch Sấm sét.

Nâng cấp của Quân lực WTL

[sửa | sửa mã nguồn]

Do đã trải qua Đại chiến lần 1 nên lần thứ hai này WTL đã có thể tổ chức chiến đấu tốt hơn. Kinh nghiệm chiến tranh đã được thu thập và chỉnh lại liên tục trước các biện pháp phòng chống của BQV. Với tư tưởng "cứ đánh nhất định sẽ tìm ra cách" WTL vẫn kiên trì chiến đấu. Kẻ thù nguy hiểm nhất là kẻ thù không ngừng cải tiến phương pháp. Bao gồm, nghiên cứu cách phá hoại của các thành viên phá hoại khác, hiểu về nhịp hoạt động wiki, đánh phương pháp tâm lý chứ không đánh về công cụ kỹ thuật.

Kết thúc và tiếp diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi các mục đích chiến tranh đã đạt được, WTL đơn phương rút lui, ngừng tấn công wiki quy mô lớn, chiến tranh về cơ bản chấm dứt, nhưng sau đó WTL tiến hành Chiến tranh Không khai báo kéo dài cho đến tận tháng 3 năm 2020.

Đặc điểm của hai cuộc chiến này thì Tuanminh01 không phải mục tiêu mà chỉ là kẻ ngán đường, cuộc chiến này đạt quy mô hơn cuộc chiến lần 1 bởi số tài khoản chiến đấu sử dụng gấp hơn 3 lần, thời gian kéo dài, phạm vi phá hoại được xác định là không giới hạn về không gian và không hạn chế về phương pháp, cách thức. Cường độ đánh phá kết hợp tập trung mạnh vào một số thời điểm thích hợp và đánh vãng lai.

Hậu quả và hệ quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ quả từ cuộc chiến này là WTL hạn chế lối tấn công liên wiki để tránh bị cấm cứng toàn cầu, nhưng cuộc chiến này cũng hình thành lối tác chiến Phiền toái, khi phát hiện kẻ thù sửa đổi đầu tiên trong ngày, lập tức tấn công ngay, lâu dài làm kẻ thù chán nản và ám ảnh khi bắt đầu sửa đổi trong ngày sẽ bị đập.

Hai cuộc chiến này do Binh đoàn 2 gồm 71 tài khoản chiến đấu thực hiện, Binh đoàn 2 không có biên chế nhỏ hơn, toàn quân lực đã áp dụng hơn 20 phương pháp, cách thức tấn công khác nhau, cuối cùng toàn bộ đơn vị hi sinh.

Thời kỳ Bùng nổ tăng trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ phát triển mạnh mẽ bắt đầu sau khi chiến tranh chấm dứt, các phương diện đều gia tăng. Đến trước khi diễn ra Sự kiện 7 tháng 5 (năm 2020), toàn bộ hệ thống gồm 3 nhóm lớn đã tạo ra 56 BCB, 20 bài Tin tức, 11 bài Ngày này năm xưa, 25 bài Hình ảnh chọn lọc và gần 100 bài viết khác. Để tránh việc bị chống phá liên tục điên cuồng của các lực lượng phản động hiếu chiến, WTL đã thực hiện chính sách phân chia, cùng lúc vận hành một hệ thống lớn gồm nhiều tài khoản. Nhưng WTL vẫn tuân thủ nguyên tắc 1 phiếu và để hợp pháp hóa hệ thống đã thành lập Nhóm Thành viên không bỏ phiếu lần đầu tiên trên wikipedia,[10] thể loại này cũng thu hút được nhiều thành viên khác sử dụng.

Quan hệ của WTL ngày càng mở rộng, hội nhập sâu rộng vào quan hệ cộng đồng wikipedia, khôi phục quan hệ đối ngoại với DangTungDuong, duy trì chính sách hòa bình thân thiện, phấn đấu là đối tác tin cậy, là người bạn của mọi thành viên. Tham gia hoạt động sôi nổi ở các mục bầu cử và thảo luận. Số BQX được ghi nhận tham gia là 57,[11] bao gồm biểu quyết xóa, biểu quyết giữ, tham gia sửa bài để cứu bài. Tham gia ứng cử bài chất lượng cao 22 lần. Tham gia 2 dự án của cộng đồng,[12][13] 1 cuộc thi.[14] Đã có 15 thành viên trên wiki nhận được giải thưởng vinh danh Giải thưởng WTL (gồm 5 Vàng, 5 Bạc, 5 Đồng).[15] Gần 50 ngôi sao, huy chương và 50 phần quà chủ yếu là đồ ăn thức uống được gửi tặng khắp nơi để động viên tinh thần các thành viên.[15]

Nếu như thời kỳ đầu tiên WTL chủ yếu viết bài ứng cử, bài BCB, nâng cấp bài viết, tham gia biểu quyết xóa bài, phụ tuần tra và lùi sửa chống phá hoại thì đến thời kỳ sau chuyển dần sang hoạt động sửa chính tả, viết dự trữ BCB và chịu trách nhiệm các phong trào thi đua và giải thưởng. WTL, và hệ thống liên quan cũng nhận được từ cộng đồng wikipedia 3 huy chương, 12 ngôi sao, 19 phần quà các loại và 16 đồng tiền các loại, nhận 9 kỉ niệm chương được trao từ thành viên khác hoặc tự phát. WTL còn là sáng lập viên 1 danh hiệu,[16] 2 cuộc thi,[17][18] 4 giải thưởng thi đua,[19][20][21][22] 2 dự án[23][24] cùng nhiều ý tưởng khác, chưa kể các sáng kiến trên những hệ thống khác.

WTL đã viết bài viết Wiki thứ 1.200.000,[25] sở hữu tài khoản trùng tên có số ID 699.000. Đã tạo ra Tiêu chuẩn đo lường WTL standard, mặc dù về sau không phổ biến. Thúc đẩy chương trình Bảo vệ sao, đề xuất Thả tim trên Wikipedia. Khôi phục và vận hành Thời báo Wikipedia.

Trong thời kỳ này, tình hình có nhiều diễn biến phức tạp, CVQT thực hiện diễn biến hòa bình, ve vãn ThiênĐế98 để yêu cầu kiểm định WTL, nhưng nhờ đường lối đối ngoại đấu tranh kiên quyết, đã 3 lần làm thất bại âm mưu bức hại này. Trong đó, lần thứ ba, WTL đã cho treo băng rôn màu đỏ trên trang cá nhân, tượng trưng cho căm phẫn vì bị phỉ báng, xúc phạm, vu khống và xuyên tạc trắng trợn, thề sẽ trả thù nhưng sau đó vì nghĩ đến lợi ích chung của wiki và cộng đồng nên đã tự hạ nhiệt, vì muốn giữ hòa bình cho mọi người.

Đại chiến Wikipedia lần thứ ba

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại chiến Wikipedia lần 3
Một phần của Thất đại chiến tranh
Thời gianTừ 22 tháng 4 – 7 tháng 5 năm 2020
Địa điểm
Kết quả WTL bại trận,
Toàn bộ hệ thống sụp đổ
Tham chiến
WTL TuanUt
DHN
Tuanminh01
Chỉ huy và lãnh đạo


Lực lượng
48 tài khoản chiến đấu công cụ BQV
công cụ KĐV
Thương vong và tổn thất
thiệt hại gần như toàn bộ, kể cả tài khoản chính, tổng thiệt hại 63 tài khoản 581 trang bài bị tấn công[26]

Đại chiến Wikipedia lần thứ 3 hay còn gọi là Kháng chiến chống TuanUt và can thiệp DHN, là cuộc chiến giữa WTL và BQV.TuanUt có sự yểm trợ của DHN và Tuanminh01. Một mình WTL chống lại 2 bảo quản viên và 1 hành chính viên. Đây là cuộc chiến tranh quy mô lớn cuối cùng của WTL trong lịch sử, các tài khoản kế tục về sau chuyển sang chiến tranh hạn chế và thu hẹp mục tiêu hơn là tuyên chiến toàn wiki.

Cuộc chiến tranh bắt nguồn từ việc 1 trang của mình bị xóa, hỏi BQV TuanUt thì không có trả lời, có lẽ do rất nóng vì ghét nhất hỏi BQV mà không thèm trả lời, có thể là do ác cảm với nhiều lần hỏi Tuanminh01 mà không có trả lời, chính sự bất lịch sự này khiến WTL nổi điên và chửi, cuối cùng bị tước quyền auto, đây là mất mát cho cố gắng bao nhiêu lâu nay mới có được, còn bị ghi chú "không đáng tin". Thế là chiến tranh bùng nổ. WTL bị cấm vô hạn.

Lực lượng WTL

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Binh đoàn 3 WTL:
    • Binh đội 1
      • 13 tài khoản chiến đấu
    • Binh đội 2
      • 14 tài khoản chiến đấu
    • Binh đội 3
      • 11 tài khoản chiến đấu
    • Binh đội 4
      • 9 tài khoản chiến đấu
  • Đơn vị ABC
    • 1 tài khoản chiến đấu

Vừa đánh vừa đàm phán

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước điều này đã thực hiện chiến tranh vừa đánh vừa đàm phán, ban hành Tuyên bố RC[27] đòi BQV Tuanminh01 phải gỡ án cấm. Cùng lúc này phong trào dân chủ tự do wiki dâng cao đã gây ra áp lực cho Tuanminh01. Trước sự đấu tranh kiên cường của WTL, cùng với sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế, phong trào phản đối lan rộng BQV Tuanminh01 buộc lòng phải xuống thang chiến tranh, gỡ bỏ án cấm WTL, lập lại hòa bình trên wiki.

Mặt trận đoàn kết các thành viên phá hoại wiki thống nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đó, thành lập Mặt trận đoàn kết các thành viên phá hoại wiki thống nhất, mặt trận đã có 1 thành viên tham gia, đến các cuộc kiểm định trong năm sau năm 2021 thì mới xác định được hóa ra là AutumnVN (Đệ tam Rối chúa), nhưng trước sự càn quét của Tuanminh01 nên tổ chức bị tiêu diệt.

Chiến sự từ ngày 1 tháng 5 đến 6 tháng 5

[sửa | sửa mã nguồn]

Do không cam tâm với những gì mình chịu đựng, WTL tiếp tục chiến đấu. Từ ngày 1 tháng 5 đến 6 tháng 5, WTL huy động nhiều tài khoản chiến đấu, toàn bộ hi sinh. Tất cả tài khoản chiến đấu bao gồm chưa xác nhận và tự xác nhận, tuy vậy các tài khoản chủ chốt vẫn còn. Sau đó, một kế hoạch tấn công quy mô lớn vào wiki đã được hoạch định.

Tết Mậu Thân của TuanUt

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc tấn công đã diễn ra vào ngày 7 tháng 5 được gọi là "Tết Mậu Thân của TuanUt", vào lúc rạng sáng các lực lượng chiến đấu của WTL tổ chức tấn công, wiki chìm trong biển lửa. Dưới sự can thiệp và yểm trợ của DHN và Tuanminh01, TuanUt phản công, phe BQV làm chủ lại tình hình, WTL chịu thiệt hại vô cùng nặng nề. Tổng cộng thiệt hại từ trước cho đến trận này, tất cả 47 tài khoản chiến đấu cùng tài khoản chính hi sinh. Mặc dù thiệt hại nặng nề, đã giáng cho kẻ địch những đòn đích đáng, bất chấp hi sinh tổn thất, nêu cao tinh thần bất khuất. DHN khai tử thêm 14 tài khoản khác nữa, trong đó có nhóm Nội dung chọn lọc, cả Lãnh chúa Wiki tiếng Việt, Chủ tịch Hiệp hội Wikipedia, Rối Chúa, nhóm Ipedi bất tử,... nâng tổng số thiệt hại của WTL lên 62. Tuy thất bại, sự kiện này là một trong những biểu trưng chói sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tượng đài sáng ngời, là tấm gương cho các thành viên wiki bị BQV đàn áp ức hiếp, và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn đến ngày 17 tháng 6 thì chấm dứt.

Tội ác chiến tranh: phe liên quân đã thảm sát tập đoàn Nội dung chọn lọc gồm 8 tài khoản thuộc nhóm tài khoản đóng góp chứ không phải tài khoản phá hoại chưa hề phá hoại và cũng chẳng liên quan gì nhưng đã bị khai tử, trong đó gồm: Danh sách chọn lọc, Bài viết chọn lọc, Bài viết tốt, Chủ điểm chọn lọc, Chủ điểm tốt, ngay cả tài khoản chưa hề có sửa đổi nào là Hình ảnh chọn lọc, Video chọn lọc cũng bị diệt. Đây là tội ác tày trời với tư tưởng càn quét không bỏ sót thà diệt lầm của liên quân hiếu chiến. Đây là Thảm sát Mỹ Lai của Wiki, là sự kiện tàn bạo nhất trong lịch sử Wikipedia tiếng Việt suốt 20 năm qua chưa bao giờ có tàn bạo bất công như thế.

Bình luận hậu chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc tấn công 7 tháng 5 đã được tính toán là sẽ gây thiệt hại nặng nề vào thời điểm DHN ngủ, vì lúc đó là sáng sớm, không may sự xuất hiện kịp thời của DHN đã khiến tình thế chiến sự đảo ngược, bao gồm đợt check có 8 "tài khoản chiến đấu" không kịp sử dụng bị tiêu diệt. Có thể nói đây là Chiến dịch Bình minh lần thứ 2 bị thất bại.

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là cuộc chiến tranh có mức độ tập trung cường độ cao và biên chế tổ chức rõ ràng, toàn lực thành Binh đoàn 3 gồm 4 binh đội, gồm 48 tài khoản tấn công. Cuộc chiến tranh này thúc đẩy việc nghiên cứu cách thức phương pháp tấn công wiki với gần 40 nội dung, làm đa dạng các biện pháp trả đũa. Trong đó, tấn công Xâm nhập âm thầm trở thành cách tấn công vô cùng hiệu quả mà mất cả tuần lễ mới bị phát hiện. Nhiều cuộc tấn công báo động giả rêu rao cũng khiến bảo quản viên căng thẳng. Bên cạnh đó vẫn là cách cũ, vận động chiến, vận động các thành viên rời bỏ wiki. Tấn công chuyển hướng trang cũng làm tăng gấp đôi số trang bị phá trong một lần tấn công, cách này gọi là tấn công Kép. Các cách khác là tấn công Treo bảng và tấn công Thể loại trang.

Binh đoàn 3, Quân lực WTL:

  • Binh đội 1 tổ chức gồm 14 tài khoản chiến đấu đã tấn công theo nhiều cách, trong đó có 155 trang bị tấn công phá hoại, trong đó 1 tài khoản đã phá 46 trang trước khi bị cấm, tổng thiệt hại đơn vị là toàn bộ.
  • Binh đội 2 tổ chức 14 tài khoản chiến đấu đạt năng suất cao hơn là 208 trang bị tấn công, trong đó 1 tài khoản đã phá 49 trang trước khi bị cấm, 1 tài khoản đã phá 42 trang. Toàn đơn vị binh đội 2 thiệt hại.
  • Binh đội 3 tổ chức 11 tài khoản, có 1 tài khoản đã phá 44 trang, 1 tài khoản khác đã phá Trang chính wiki trong 5 phút thì mới bị phát hiện. 218 trang bị phá nhưng toàn đơn vị thiệt hại.
  • Binh đội 4 gồm 9 tài khoản nhưng không may là chưa kịp sử dụng thì bị DHN check và tiêu diệt tức thì 8 tài khoản trong đó.

Đơn vị ABC, Quân lực WTL:

  • có 1 tài khoản chiến đấu, tích hợp vào đợt tấn công của Binh đội 1, Binh đoàn 3.

Hệ quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc chiến này thúc đẩy xu hướng chiến tranh của WTL trong tương lai là không bao giờ chiến đấu một mình, đó là lý do cho việc hình thành các liên minh quân sự. Cuộc chiến này cũng là lần đầu tiên hình thành Vòng lặp 4-4, tức là trước khi 4 tài khoản đưa vào chiến đấu thì tạo mới 4 tài khoản khác để dùng cho đợt sau, đợi chờ đủ ngày xác nhận thì tấn công.

WTL sụp đổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi phong trào đấu tranh bị đánh bại và thiệt hại nặng nề, WTL cùng các cơ sở cách mạng phát triển wiki bị phá vỡ, địch tiếp tục săn lùng gắt gao, chỉ còn vẻn vẹn 6 tài khoản nên WTL đã im lặng và chuyển sang hoạt động bí mật trên wiki với nhiều bí danh khác nhau.

Sự thất bại này đánh dấu hệ thống WTL và các hệ thống liên quan sụp đổ. Sự thất bại này là do chiến đấu thiếu đường lối đúng đắn, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, thiếu sự phối hợp chiến đấu và thiếu liên minh, thiếu sự liên kết rộng rãi các lực lượng dân chủ wiki so với thời gian đầu. Sự sụp đổ của WTL là sự cáo chung của một hệ thống còn nhiều yếu điểm, chịu sự chống phá liên tục của các thế lực thù địch, các lực lượng phản động hiếu chiến bá quyền, chứ đây không phải là sự sụp đổ của một lý tưởng tốt đẹp, cống hiến vì lẽ phải và tự do.

Tổng sản phẩm quốc nội

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành viên này có quyền xác nhận mở rộng trên Wikipedia tiếng Việt. (xác minh)
Thành viên này có quyền tự đánh dấu tuần tra trên Wikipedia tiếng Việt. (xác minh)
Thành viên này đã viết hay mở rộng 9 bài viết cho trang Bài viết tốt ở Wikipedia.
Thành viên này đã viết hay mở rộng 5 danh sách cho trang Danh sách chọn lọc ở Wikipedia.
Thành viên này đã tạo 0 chủ điểm cho trang Chủ điểm tốtWikipedia.
Thành viên này đã thiết kế trang và tiến cử 1 chủ đề cho trang Chủ đề chọn lọcWikipedia.
Thành viên này đã tạo 10 userbox.

Đóng góp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung chất lượng cao:

Tin tức Viết mới và mở rộng: (20 bài)

Bạn có biết và Bạn có biết dự trữ: (55 bài)

Ngày này năm xưa: (11 bài)

Bài viết kèm Hình ảnh chọn lọc: (25 bài)


Tư tưởng và văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư tưởng Rối Chúa, lần đầu nêu ra trong Tuyên bố tháng 4 năm 2020,[27] là một tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt của các phong trào cách mạng wikipedia, hướng dẫn các thành viên tranh đấu, với những điểm chính như sau:

Lý lẽ, công bằng, tự do, dân chủ

Đập tan các luận điệu giả dối, xuyên tạc sự thật một cách trắng trợn

Chống lại sự hách dịch, cửa quyền, đàn áp, ức hiếp của bảo quản viên

Mọi thành viên wiki phải hoạt động bình đẳng đối đãi như nhau

Bảo quản viên phải biết tôn trọng mọi thành viên

Cần phải lan truyền lý tưởng này ra khắp wikipedia để giúp giác ngộ các thành viên, và làm cơ sở đấu tranh giành lẽ phải

Đây là giá trị đậm tính nhân văn, nêu bật được những vấn đề bức thiết của wiki cũng như làm cơ sở đấu tranh cách mạng cho các thành viên bị bảo quản viên ức hiếp.

=> Về sau, tôi đã đứng lên chống lại Tuanminh01, đứng lên chống lại Alphama, đứng lên chống lại TuanUt. Góp phần vào sự nghiệp chống lại sự hủ bại.

Tôi sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

=> Tôi đã không ý thức được trong nhiều năm vẫn còn một cơn say nữa. Tôi đã không bị nhấn chìm trong cơn say của rượu và gái, mà là cơn say của Wikipedia.

Sức mạnh quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân lực WTL (hay còn gọi là Quân lực Rối Chúa), là quân chiến đấu chính quy của WTL đã trải qua 4 cuộc chiến tranh quy mô lớn trên Wikipedia nhằm chống lại 2 bảo quản viên, 2 điều phối viên, 2 tuần tra viên và nhiều thành viên thù địch khác.

Suốt lịch sử, Quân lực WTL đã huy động tất cả 138 tài khoản chiến đấu và 3 tài khoản ngoại giao, trong đó một nửa biên chế trong 3 binh đoàn: Binh đoàn 1 WTL, Binh đoàn 2 WTL, Binh đoàn 3 WTL, một nửa còn lại là tài khoản chiến đấu tự do; Đơn vị đặc biệt ABC. Mỗi một cuộc chiến tranh chỉ có 1 binh đoàn duy nhất và thường được biên chế thành các binh đội.

WTL chiến đấu không có đồng minh.

Biểu tượng chiến tranh của Quân lực WTL
Tặng thưởng của cộng đồng cho WTL

Huy chương từ cộng đồng: Ngôi sao Siêu thực Ngôi Sao Cần Mẫn Ngôi sao Ý tưởng Lớn Ngôi sao Đặc biệt Ngôi sao Biên tập viên Ngôi sao Hài hước Ngôi sao Hài hước Huy chương Sôi nổi • Ngôi sao Cống hiến không ngừng Huy chương danh dự cho thành viên Huy chương Bài viết tốt Ngôi sao Cần mẫn • Ngôi sao Nguyên bản Ngôi sao Sôi nổi • Ngôi sao Rối

Thành tích Danh hiệu Hoàng gia, Chạy đua DYK, Cúp Wiki tiếng Việt: Tử tước Danh sách chọn lọc Tử tước Bài viết tốt Xếp hạng Tư Cuộc chạy đua King of DYK 2019 Xếp hạng Tư Cúp Wiki tiếng Việt 2020 • Hạng 8 cuộc đua King of DYK 2019 Hạng 8 cuộc đua King of DYK 2019 Hạng 8 cuộc đua King of DYK 2019 Hạng 9 cuộc đua King of DYK 2019 Hạng 9 cuộc đua King of DYK 2019 Hạng 10 cuộc đua King of DYK 2019 Hạng 11 cuộc đua King of DYK 2019

Quà tặng đồ ăn thức uống từ cộng đồng:  •  •  •

Quà tặng đồ đạc và thú nuôi từ cộng đồng:

Đồng tiền DYK giành dụm được: Công viên Ueno Sự cố bắn hạ T-39 năm 1964 Tuyên bố Pakistan Va chạm vệ tinh năm 2009 Chuyến hải trình của Janszoon 1605–06 Panipuri Grace Kodindo Volkswagen-Currywurst • Vera Yevstafievna Popova INS Khukri (F149) • Khu vực băng xanh Lật chai nước Tụt quần Khoảng trống vũ trụ Sóng thần Garth • Wyoming (tàu)


Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Danh sách thành viên, WTL, vi.wikipedia.org, truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ General statistics of WTL, xtools.wmflabs.org, truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ Danh sách thành viên Wikipedia theo số lần sửa trang, ngày đăng ngày 1 tháng 5 năm 2020, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ Wikipedia:King of DYK 2019, ngày đăng 6 tháng 1 năm 2020, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ Wikipedia:Cúp Wiki tiếng Việt, Vòng 2 Cúp Wiki tiếng Việt, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ Phân tích số lượt người dùng xem, Số lượt xem tất cả các trang do một người dùng tạo ra, Wiki thành viên Liên minh hội (WTL), 21/09/2018 - 07/05/2020.
  7. ^ Nhật trình cấp quyền WTL, ngày 15 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ Kháng chiến của WTL, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ WTL trong Đại chiến Wiki lần thứ nhất, năm 2019, Tuyên bố của chiến tranh, 06/01/2019, ngày đăng 16 tháng 1 năm 2019, ngày truy cập 10 tháng 8 năm 2020, Nội dung như sau:

  10. ^ Lịch sử sửa đổi của “Thể loại:Thành viên không bỏ phiếu”, ngày 6 tháng 10 năm 2019, ngày truy cập 25 tháng 9 năm 2021.
  11. ^ Biểu quyết xóa bài của WTL, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  12. ^ Đăng ký Dự án Sao Hỏa ngày 21/03/2019 , vi.wikipedia.com, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  13. ^ Đăng ký Dự án Userbox ngày 21/03/2019 , vi.wikipedia.com, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  14. ^ Wikipedia:Cúp Wiki tiếng Việt/Ứng cử/2020/Wiki thành viên Liên minh hội (WTL) vi.wikipedia.com, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  15. ^ a b Hoạt động tặng thưởng động viên thành viên của WTL, ngày đăng 5 tháng 5 năm 2020, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  16. ^ Danh hiệu hoàng gia Wikipedia, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  17. ^ King of DYK, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ King of News, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  19. ^ Giải thưởng Phao cứu sinh, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  20. ^ Giải thưởng W, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  21. ^ Giải thưởng BỐN – Phát triển, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  22. ^ Giải thưởng Vạn lượt xem, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  23. ^ Dự trữ BCB, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  24. ^ Nâng cấp Bài viết chọn lọc cũ, vi.wikipedia.com, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  25. ^ Bài viết vào ngày 16 tháng 1 năm 2019 nhưng sau đó đã bị xóa.
  26. ^ Số liệu phá hoại được lưu trữ tại máy tính cá nhân của WTL.
  27. ^ a b Tuyên bố RC, năm 2020. (liên kết chết), lưu trữ:

Đây là một Bài viết chọn lọc.