Thảo Phương
Thảo Phương | |
---|---|
Thảo Phương khoảng năm 1984 | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Mai Hương |
Ngày sinh | 28 tháng 10, 1949 |
Mất | |
Ngày mất | 19 tháng 10, 2008 | (58 tuổi)
Nơi mất | Thành phố Hồ Chí Minh |
Nguyên nhân | Ung thư |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Thành viên của | Hội Nhà văn Việt Nam |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Tác phẩm | Chim Phí bay về cội nguồn |
Sự nghiệp văn học | |
Tác phẩm | Thơ Thảo Phương |
Giải thưởng | |
Liên hoan phim Việt Nam 2007 Biên kịch xuất sắc | |
Thảo Phương (tên thật Nguyễn Mai Hương, quê Gia Viễn, Ninh Bình, 28 tháng 10 năm 1949[1] – 19 tháng 10 năm 2008) là một nhà thơ Việt Nam.
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Thảo Phương tốt nghiệp cử nhân sinh học tại Hungary. Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1975 bà về dạy học tại Trung học phổ thông Cẩm Phả, Quảng Ninh. Từ 1977 đến 1983 bà dạy tại khoa Sinh học, Cao đẳng sư phạm Đà Lạt. Từ 1983 đến 1986, Thảo Phương là thư viện cán bộ trường Quản lý Kinh tế Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau về công tác tại phòng nghiên cứu di truyền Bệnh viện Phụ sản Thành phố Hồ Chí Minh. Từ 1991, bà công tác tại tạp chí Kiến thức ngày nay[1][2].
Năm 1990, Thảo Phương ra mắt tập Thơ Thảo Phương, được đánh giá là một giọng thơ nữ đặc biệt. Những tác phẩm tiếp theo là các tập thơ Bài ca buồn, Người đàn bà do đàn ông sinh ra, Khúc ca thời gian, tập truyện ngắn Chiếc gạt tàn vỏ ốc. Bài thơ Không đề gửi mùa đông của bà được Phú Quang phổ nhạc thành bài hát Nỗi nhớ mùa đông. Bà đã nhận được giải thưởng thơ của báo Văn Nghệ 1989-1997, và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam[2].
Ngoài sáng tác thơ, Thảo Phương còn viết kịch bản phim.[3] Năm 2004, bà đạt giải Biên kịch xuất sắc hạng mục phim video tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 với bộ phim Chim Phí bay về cội nguồn.[4]
Giữa năm 2008, bà phát hiện bị ung thư, phải nằm bệnh viện điều trị, nhưng tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi. Ngày 19 tháng 10 năm 2008, bà qua đời tại nhà riêng.[2][5]
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Thảo Phương và chồng bà có với nhau năm con trai. Tuy nhiên hai người đã ly dị.[5][6]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b H.Nhân (20 tháng 10 năm 2008). “Nhà thơ Thảo Phương đã "về với mùa Đông" vĩnh hằng”. Báo Thể thao & Văn hóa online. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2017.
- ^ a b c Lưu Nguyễn (20 tháng 10 năm 2008). “Nhà thơ Thảo Phương qua đời”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2017.
- ^ Nguyễn Hữu Hồng Minh (22 tháng 10 năm 2008). “Thảo Phương - chứng nghiệm của hạnh phúc”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2017.
- ^ Mai Trường (20 tháng 11 năm 2004). “TÔI NỢ NGHĨA TÌNH VỚI NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN”. Báo Bà Rịa Vũng Tàu. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023.
- ^ a b Hoàng Nhân (21 tháng 10 năm 2008). “Vĩnh biệt nhà thơ Thảo Phương: "... còn năm người con và thơ"”. Báo Thể thao & Văn hóa online. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2017.
- ^ Giai điệu tự hào tháng 11 năm 2016: Nỗi nhớ mùa đông trên YouTube