Bước tới nội dung

Thủy ngân(II) nitrat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thủy ngân(II) nitrat
Danh pháp IUPACMercury dinitrate
Mercury(II) nitrate
Tên khácMercuric nitrate
Nhận dạng
Số CAS10045-94-0
PubChem16683796
Số EINECS233-152-3
Số RTECSOW8225000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [N+](=O)([O-])[O-].[N+](=O)([O-])[O-].[Hg+2]

InChI
đầy đủ
  • 1/Hg.2NO3/c;2*2-1(3)4/q+2;2*-1
UNII2FMV9338BW
Thuộc tính
Công thức phân tửHg(NO3)2
Khối lượng mol324,5984 g/mol (khan)
342,61368 g/mol (1 nước)
Bề ngoàitinh thể không màu hoặc bột trắng
Mùisharp
Khối lượng riêng4,3 g/cm³ (ngậm 1 nước)
Điểm nóng chảy 79 °C (352 K; 174 °F) (1 nước)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan
Độ hòa tanhòa tan trong axit nitric, acetone, amonia
không hòa tan trong alcohol
MagSus−74.0·10−6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Phân loại của EURất độc (T+)
Nguy hiểm cho môi trường (N)
NFPA 704

0
3
1
 
Chỉ dẫn RR26/27/28, R33, R50/53
Chỉ dẫn S(S1/2), S13, S28, S45, S60, S61
Điểm bắt lửaKhông bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Anion khácThủy ngân(II) sulfat
Thủy ngân(II) chloride
Cation khácKẽm(II) nitrat
Cadmi(II) nitrat
Hợp chất liên quanThủy ngân(I) nitrat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Thủy ngân(II) nitrat là một muối tinh thể không màu và có độc, tan trong nước của thủy ngân(II) và axit nitric. Nó được dùng để xử lý lông thú để tạo thành nỉ trong một quá trình có tên gọi 'carroting'. Cụm từ "điên như một người đội mũ" có liên quan đến bệnh tâm thần do việc tiếp xúc quá nhiều với thủy ngân(II) nitrat. Việc sử dụng chất này tiếp tục ở Hoa Kỳ cho đến khi nó được Bộ Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ cấm vào tháng 12 năm 1941. Mặc dù điều này có vẻ mang lại lợi ích cho sức khoẻ, lệnh cấm thực sự đã cho phép thủy ngân(II) nitrat được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các chất kích nổ để đưa vào cuộc chiến đang diễn ra.[1]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy ngân(II) nitrat được tạo ra bằng phản ứng giữa axit nitric nóng đậm đặc với kim loại thủy ngân, trong các điều kiện này, axit nitric là một chất oxy hóa. Pha loãng axit nitric sẽ tạo ra thủy ngân(I) nitrat.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy ngân(II) nitrat được sử dụng trong các phản ứng thủy ngân hóa. Đặc biệt, nó được sử dụng trong các phản ứng liên quan đến ketone. Một trong những chất hoá học mà có phản ứng mạnh nhất là acetone. Phản ứng này sử dụng thủy ngân nitric, oxit thủy ngân và calci sulfat để biến đổi aceton, CH3C(O)CH3 thành CH3C(O)CH2HgI. Acetone là một hợp chất mà hầu hết các phương pháp thủy ngân hóa khác được chứng minh là không hiệu quả.[2] Hợp chất nitrat thủy ngân hoạt động vì nó là một tác nhân oxy hóa mạnh.[3] Ngoài ra, khi thủy ngân được hòa tan trong axit nitric, dạng axit của nitrat thủy ngân được hình thành.[4] Dạng axit này có khả năng đảo ngược các phân tử sucrose.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Not-So-Mad Hatter: Occupational Hazards of Mercury”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ “Mercuration of Ketones and Some Other Compounds with Mercuric Nitrate”.
  3. ^ “Mercuric Nitrate”.
  4. ^ “Foods:Their Compostition and Analysis”.
  5. ^ “The Inversion of Sucrosse by Acid Mercuric Nitrate”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]