Bước tới nội dung

Tiếng Mru

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Mru
Mro, Maru, Mrung, Murung[1]
Khu vựcBangladesh, Myanmar
Tổng số người nói50.000 (1999–2007)[1]
Phân loạiHán-Tạng
Hệ chữ viếtChữ Mru, chữ Latinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3mro
Glottologmruu1242[3]
ELPMru
Vị trí của người Mru: ở mé dưới bên phải của bản đồ Bangladesh.

Tiếng Mru là ngôn ngữ của người Mru (hay Mro) sống dọc dãy đồi Chittagong của Bangladesh và ở Myanmar.

Tiếng Mru là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. Người Mru là nhóm dân tộc thiểu số đông thứ nhì ở huyện Bandarban. Một nhóm nhỏ người Mru cũng sống ở huyện Rangamati.

UNESCO xem tiếng Mru là một ngôn ngữ "bị đe dọa nghiêm trọng" (tháng 5 năm 2010).[4]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Mru nằm trong nhóm ngôn ngữ Mru - cùng tiếng Hkongsotiếng Anu nói trong và quanh Paletwa, bang Chin, Myanmar. Vị trí chính xác của nhánh Mru trong hệ Hán-Tạng hiện chưa rõ ràng.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ huyện Bandarban.

Người Mru cư ngụ vùng rừng rú của Lama, Ruma, Alikaram, và Thanchi gần núi Chimbuk tại huyện Bandarban (Rashel 2009). Họ cũng sống tại Sittwe (Akiab), bang Rakhine, Myanmar.

Phương ngữ và tộc Mru

[sửa | sửa mã nguồn]

Có năm phương ngữ tiếng Mru theo Ebersole (1996).

  • Anawk
  • Süngma
  • Dopreng
  • Tamsa
  • Rengmitsa

Theo cách phân loại I của Rashel (2009), có năm tộc người Mru chính.

  • Dengua
  • Premsang
  • Kongloi
  • Maizer
  • Ganaroo Gnar

Theo cách phân loại II của Rashel (2009), có mười tộc sau đây.

  • Yarua
    • Khatpo
    • Chimlung
    • Zongnow
    • Chawla
  • Yaringcha
  • Tang
  • Deng
  • Kough
  • Tam-tu-chah
  • Kanbak
  • Prenju
  • Naichah
  • Yomore

Số đêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Số đếm tiếng Mru, thu thập bởi Rashel (2009:159).

  1. lɔk
  2. pre
  3. ʃum
  4. taːli
  5. taŋa
  6. trok
  7. rinit
  8. riyat
  9. tako
  10. h:muit

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]
Mru
Mro, Krama[1]
Thể loại
bảng chữ cái
Các ngôn ngữMru
ISO 15924
ISO 15924Mroo,
Unicode
U+16A40–U+16A6F

Chữ Mru là một hệ chữ bản địa, do Menlay Murang (còn gọi là Manley Mro) tạo ra đồng thời khi ông lập nên tôn giáo Khrama (Crama).[5][6]

Chữ Mru được viết từ trái sang phải và có ký tự số đếm riêng.

Bảng Unicode Mro
Official Unicode Consortium code chart: Mro Version 13.0
  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
U+16A4x 𖩀 𖩁 𖩂 𖩃 𖩄 𖩅 𖩆 𖩇 𖩈 𖩉 𖩊 𖩋 𖩌 𖩍 𖩎 𖩏
U+16A5x 𖩐 𖩑 𖩒 𖩓 𖩔 𖩕 𖩖 𖩗 𖩘 𖩙 𖩚 𖩛 𖩜 𖩝 𖩞
U+16A6x 𖩠 𖩡 𖩢 𖩣 𖩤 𖩥 𖩦 𖩧 𖩨 𖩩 𖩮 𖩯

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Tiếng Mru tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mruic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mru”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ UNESCO, "Bangladesh: Some endangered languages (information from Ethnologue, UNESCO)" Lưu trữ 2012-03-06 tại Wayback Machine, June 2010.
  5. ^ Hosken, Martin; Everson, Michael (ngày 24 tháng 3 năm 2009). “N3589R: Proposal for encoding the Mro script in the SMP of the UCS” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2014.
  6. ^ Zaman, Mustafa (ngày 24 tháng 2 năm 2006). “Mother Tongue at Stake”. Star Weekend Magazine. The Daily Star. 5 (83).

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]