Bước tới nội dung

Tiếng Shompen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Shompen
Shom Peng
Khu vựcĐảo Nicobar Lớn
Tổng số người nói400 (2004)[1]
Dân tộcNgười Shompen
Phân loạiNam Á?
  • Asli?
    • Tiếng Shompen
Phương ngữ
Kalay (tây)
Keyet (đông)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3sii
Glottologshom1245[2]
ELPShom Peng
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Shompen (Shom Peng) là ngôn ngữ của người Shompen trên đảo Nicobar Lớn thuộc quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ.

Một phần do dân cư bản địa trên quần đảo Andaman và Nicobar được chính quyền bảo vệ khỏi sự tác động của người ngoài, rất ít thông tin về tiếng Shompen đã được ghi nhận, với đa phần tài liệu công bố rải rác trong giai đoạn thế kỷ 19-21. Tuy vậy, Roger BlenchPaul Sidwell cho rằng đây là một ngôn ngữ Nam Á.

Người Shompen sống theo lối săn bắt-hái lượm ở vùng đồi nội địa của khu bảo tồn sinh quyển Nicobar Lớn. Dân số được ước tính là 400 người, dù chưa có thống kê nào được thực hiện.

Parmanand Lal (1977:104)[3] ghi nhận sự tồn tại của những ngôi làng Shompen tại vùng trong của đảo Nicobar Lớn.

  • Dakade (cách Pulo-babi 10 km về phía đông bắc, 15 người và 4 căn chòi)
  • Puithey (cách Pulo-babi 16 km về phía đông nam)
  • Tataiya

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Suốt thế kỷ 20, tài liệu duy nhất có được là một danh sách từ vựng ngắn của De Roepstorff (1875),[4] những ghi chú rời rạc của Man (1886),[5] và một danh sách do sánh của Man (1889).[6]

Một thế kỷ sau, nhiều tài liệu hơn mới được công bố. Một danh sách 70 từ được đưa ra năm 1995,[7] và năm 2003 một tập sách được phát hành.[8] Tuy vậy, Blench và Sidwell (2011) cho rằng quyển sách 2003 ít nhất là đã đạo văn một phần. Các tác giả thể hiện sự thiếu hiểu biết về tài liệu nguồn, với liên tục sự thiếu nhất quán.[9] Tài liệu gốc có thể là từ thời thuộc địa.[10]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện không rõ rằng liệu hệ thống ngữ âm này có đúng với mọi biến thể tiếng Shompen hay không.

Tám nguyên âm được ghi nhận, /i e ɛ a ə ɔ o u/, mà cũng có thể mũi hóa hay ở dạng dài. Có nhiều nguyên âm đôi và ba.

Hệ thống phụ âm như sau:

Đôi môi Chân răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi [m] [n] [ɲ] [ŋ]
Tắc vô thanh [p] [t] [c] [k] [ʔ]
hữu thanh [b] [d] [ɟ] [ɡ]
bật hơi [pʰ] [tʰ] [kʰ]
Xát vô thanh [x]
hữu thanh [ɣ]
Tiếp cận [w] [l] [j]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiếng Shompen trên Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Shom Peng”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Lal, Parmanand. 1977. Great Nicobar Island: study in human ecology. Calcutta: Anthropological Survey of India, Govt. of India.
  4. ^ De Roëpstorff, 1875. Vocabulary of dialects spoken in the Nicobar and Andaman islands. 2nd ed. Calcutta.
  5. ^ EH Man, 1886. "A Brief Account of the Nicobar Islanders, with Special Reference to the Inland Tribe of Great Nicobar." The Journal of the Anthropological Institute of Great Britain and Ireland, 15:428–451.
  6. ^ EH Man, 1889. A dictionary of the Central Nicobarese language. London: W.H. Allen.
  7. ^ Rathinasabapathy Elangaiyan et al., 1995. Shompen–Hindi Bilingual Primer Śompen Bhāratī 1. Port Blair and Mysore.
  8. ^ Subhash Chandra Chattopadhyay & Asok Kumar Mukhopadhyay, 2003. The Language of the Shompen of Great Nicobar: a preliminary appraisal. Kolkata: Anthropological Survey of India.
  9. ^ ví dụ, [a] được chuyển tự là ⟨a⟩ còn [ə] là ⟨ā⟩, điều này trái ngược với mọi tác giả khác
  10. ^ Roger Blench & Paul Sidwell, 2011. "Is Shom Pen a Distinct Branch?" In Sophana Srichampa and Paul Sidwell, eds. Austroasiatic Studies: Papers from ICAAL 4. Canberra: Pacific Linguistics. (ICAAL, ms[liên kết hỏng])