Bước tới nội dung

Trận Artois lần thứ ba

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Artois lần thứ ba
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Thời gian25 tháng 914 tháng 10 năm 1915[1]
Địa điểm
Kết quả Đức chiến thắng.[2][3]
Tham chiến
Pháp Pháp
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vương quốc Anh
Đế quốc Đức Đế quốc Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Pháp Joseph Joffre[4]
Pháp Ferdinand Foch[5][6]
Pháp V. L. d'Urbal[2]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Ngài Douglas Haig[2]
Đế quốc Đức Thái tử Rupprecht xứ Bayern[7]
Lực lượng
Pháp Tập đoàn quân số 10[2]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Tập đoàn quân số 1[2]
Đế quốc Đức Tập đoàn quân số 6[7]
Thương vong và tổn thất
Pháp 48.000 quân thương vong [8]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 50.000 – 62.000 quân thương vong [4][8]
Nguồn 1: 51.000 quân thương vong [8]
Nguồn 2: 20.000 quân thương vong [4]

Trận Artois lần thứ ba, còn gọi là Chiến dịch tấn công Artois – Loos[9], là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất,[10] diễn ra từ ngày 25 tháng 9 cho đến ngày 14 tháng 10 năm 1915 tại miền Bắc nước Pháp.[1][2] Đây là cuộc tiến công của quân đồng minh Anh - Pháp nhằm vào quân đội Đế quốc Đức,[11], và kết thúc với thất bại của quân đội đồng minh kèm theo thiệt hại nặng nề cho họ, trong khi quân Đức chịu thiệt hại nhẹ hơn.[2] Thất bại của liên quân trong chiến dịch tấn công này cũng mang nhiều đặc điểm của trận Artois lần thứ hai trước đó.[4] Trận Artois lần thứ ba là trận chiến cuối cùng trong cuộc chiến ở miền Bắc Pháp vào năm 1915,[11] xảy ra đồng thời với trận Champagne lần thứ hai nơi quân Pháp cũng tấn công quân Đức nhưng thất bại.[12]

Cũng như trong trận Artois lần thứ nhấttrận Artois lần thứ hai, phe Hiệp Ước đã chủ trương thực hiện một cuộc thọc sâu vào cao điểm Vimy, với sự yểm trợ của các cuộc tiến công ở cả hai bên sườn. Mặc dù Tập đoàn quân số 6 của Đế quốc Đức do Thái tử Rupprecht xứ Bayern chỉ huy bị trải mỏng, binh lính của ông được bố phòng vững chãi và được hỗ trợ bởi một chiến tuyến thứ hai vốn hầu như là nằm ngoài tầm đạn pháo của quân đồng minh.[12] Trong khi đó, tướng Joseph Joffre của Pháp có suy nghĩ lạc quan và thực hiện một kế hoạch tấn công rất đơn giản: quân đội phe Hiệp Ước sẽ tiến hành pháo kích trong vòng 4 ngày trước khi 4 tiếng đồng hồ cuối cùng pháo kích đập tan các vị trí phòng ngự của đối phương, tạo điều kiện cho quân bộ binh tấn công dữ dội. Dưới sự chỉ đạo của tướng Ferdinand Foch[13]tư lệnh phân khu phía Bắc của Joffre[14], quân Pháp đã tiến hành pháo kích vào ngày 25 tháng 9 năm 1915 nhưng không thành công, vài tiếng trước khi quân đội Anh tiến công trong trận Loos. Trưa hôm đó, quân bộ binh Pháp cũng tấn công cao điểm. Cuộc tiến công chậm rãi nhưng đầu ngày 28 tháng 9 năm 1915 quân Pháp chiếm được đồi 140 trên cao điểm 45.[4][13] Thái tử Rupprecht đã phát động phản công đánh bật quân Pháp.[10] Bất chấp thắng lợi ban đầu, quân Anh cũng bị đánh lui tại Loos vào ngày 28 tháng 9 năm 1915.[4]

Vào tháng 10, Thái tử Rupprecht nhận thêm viện binh[4], và vào ngày 11 tháng 10 năm 1915 quân Đức lại bẻ gãy một nỗ lực của quân Pháp nhằm chiếm giữ toàn bộ cao điểm Vimy.[13] Quân Anh cũng không thành công tại Loos[15] và cuối tháng 10, thời tiết khó khăn đã khiến cho liên quân phải chấm dứt chiến dịch.[2] Một lần nữa, cố gắng của Foch đã thất bại.[16] Trận Artois lần thứ ba cho thấy các lực lượng quân đội trên Mặt trận phía Tây chưa tập trung đủ hỏa lực và chưa có khả năng để đột phá các vị trí phòng thủ kiên cố.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ian Sumner, French Poilu 1914-18, trang 6
  2. ^ a b c d e f g h i Spencer Tucker, World War I: A - D., Tập 1, các trang 142-143.
  3. ^ Kenneth L. Campbell, Western Civilization: A Global and Comparative Approach, Volume II: Since 1600, trang 232
  4. ^ a b c d e f g Lawrence Sondhaus, World War One: The Global Revolution, trang 139
  5. ^ Elizabeth Greenhalgh, Foch in Command: The Forging of a First World War General, các trang 128-135.
  6. ^ Ferdinand Foch, 1851-1929
  7. ^ a b Spencer Tucker (biên tập), A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East, trang 1606
  8. ^ a b c The European powers in the First World War: an encyclopedia, Ed. Spencer Tucker, Laura Matysek Wood and Justin D. Murphy, (Taylor & Francis, 1999), p. 80.
  9. ^ Battles of the Western Front 1914-1918
  10. ^ a b Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A-E, trang 72
  11. ^ a b David Eggenberger, An Encyclopedia of Battles: Accounts of Over 1,560 Battles from 1479 B.C. to the Present, trang 30
  12. ^ a b Spencer Tucker, World War I: A - D., Tập 1, trang 1247
  13. ^ a b c “The Third Battle of Artois (September 1915)”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2012.
  14. ^ Lawrence Sondhaus, World War One: The Global Revolution, trang 132
  15. ^ “Battle of Loos - World War 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2012.
  16. ^ John Terraine, The Great War, trang 63