Trợ giúp:Liên kết giữa ngôn ngữ
Trang trợ giúp này là một hướng dẫn. Nó là một hướng dẫn chi tiết các cách thực hiện quy chuẩn của Wikipedia và không phải là quy định, bởi vì nó chưa được cộng đồng xem xét một cách kỹ lưỡng. |
Những liên kết giữa ngôn ngữ nối một bài viết ở Wikipedia tiếng Việt đến bài cùng chủ đề ở một Wikipedia phiên bản ngôn ngữ khác.
Dùng thiết kế Monobook (thiết kế mặc định) thì những liên kết này được liệt kê vào cột bên trái, dưới đề mục "ngôn ngữ khác". Trong thiết kế Classic thì ở đầu và cuối trang; trong Cologne Blue thì ở đầu trang. Những liên kết giữa ngôn ngữ coi giống liên kết ngoài, nhưng cú pháp của nó giống liên kết thường.
Việc nối đến dự án khác như là Wiktionary cũng có thể được thực hiện bằng liên kết liên wiki.
Các liên kết ngoại ngữ có thể đặt ở hai chỗ:
- Trên danh sách "Ngôn ngữ khác" - một mục ở dưới cùng, cột bên tay trái của trang nội dung có liên kết ngoại ngữ
- Trong mã nguồn của bài viết
Các lợi ích
Việc tạo liên kết từ bài viết ở Wikipedia tiếng Việt sang Wikipedia các tiếng khác có lợi ích khi:
- Tìm cách dịch khái niệm chuyên môn từ tiếng Việt sang ngoại ngữ (và từ ngoại ngữ sang tiếng Việt cho những người đọc Wikipedia ngoại ngữ).
- Đọc sâu thêm về khái niệm trong trang ngoại ngữ.
- Cải tiến bài viết hiện có từ nguồn thông tin ở trang ngoại ngữ.
- Tạo điều kiện hợp tác quốc tế khi soạn bài.
- Giúp so khớp và cải thiện cách xếp thể loại cho bài viết
Do vậy việc tạo liên kết đến bài cùng chủ đề ở Wikipedia ngoại ngữ rất được khuyến khích trong quá trình soạn thảo các bài viết tại đây.
Cú pháp
Kiểu kết nối mới thông qua Wikidata
Kết nối
Wikidata được triển khai làm hệ thống máy chủ lưu các liên kết ngoại ngữ. Vì vậy, thay vì dùng cú pháp như kiểu cũ, biên tập viên có thể kết nối bài viết với một ngôn ngữ khác thông qua Wikidata. Wikidata lưu lại kết quả kết nối trên một chỉ mục (qualifier) trên Wikidata. Chỉ mục này cũng lưu trữ các kết quả kết nối khác ở dạng danh sách các tên bài viết trong các ngôn ngữ khác nhau.
Đầu tiên, chọn liên kết có tên Thêm liên kết ở cột tay trái dưới cùng.
Sau đó, một hộp thoại liên kết sẽ hiện lên với 2 ô chữ. Ô Ngôn ngữ có thể nhập vào tên viết tắt của ngôn ngữ như enwiki (tiếng Anh), frwiki (tiếng Pháp), ... hoặc nhập tên như English, French, .... Ô Trang nhập vào tên trang tương ứng ở phiên bản ngôn ngữ đó. Cuối cùng nhập nút Đặt liên kết với trang.
Nếu phát hiện một bài viết mới có cùng nội dung với một bài viết cũ nào đó đã có liên kết ngoại ngữ, hãy dùng tiêu bản {{hợp nhất}} để trộn nội dung 2 bài viết này lại. Bài còn lại có thể đổi hướng đến bài có nội dung hợp nhất. Chỉ nên dùng liên kết ngoại ngữ duy nhất với bài chính (bài có nội dung hợp nhất). Nếu phát hiện bài bị liên kết sai, bạn có thể sửa trực tiếp ở Wikidata.
Chỉnh sửa liên kết ngoại ngữ
Ở cột góc trái dưới cùng trên trang nội dung đã được liên kết ngoại ngữ, có dòng chữ liên kết Sửa liên kết. Bạn có thể nhấn vào liên kết này để chỉnh sửa tên bài trong các ngôn ngữ khác nhau.
Xóa liên kết ngoại ngữ
Tương tự như trên, bạn nhấn dòng chữ Sửa liên kết và có thể xóa liên kết ngoại ngữ trực tiếp trên Wikidata.
Kiểu kết nối cũ
Kiểu kết nối cũ đã được thay thế bằng kiểu kết nối với thông qua Wikidata. Biên tập viên nên hạn chế kiểu kết nối này mặc dù bot vẫn dựa vào các cú pháp liên kết để thay thế bằng liên kết ở Wikidata.
Những liên kết giữa ngôn ngữ được gõ ra như sau:
[[:xx:Tên bài viết|Tên hiển thị]]
Trong đó, xx
là mã ngôn ngữ, thường có 2 hoặc 3 chữ theo tiêu chuẩn ISO 639. Xem Wikipedia:Phiên bản ngôn ngữ để tra cứu mã ngôn ngữ cho mọi phiên bản. Thí dụ như phiên bản tiếng Anh là en
, Đức là de
, Pháp là fr
, Hoa là zh
, Nga là ru
, v.v. Trong bài viết về tiếng Việt, danh sách liên kết giữa ngôn ngữ như sau:
[[:ar:لغة فيتنامية]] [[:id:Bahasa Vietnam]] [[:ms:Bahasa Vietnam]] [[:zh-min-nan:Oa̍t-lâm-gí]] [[:bg:Виетнамски език]] [[:de:Vietnamesische Sprache]] [[:en:Vietnamese language]] [[:es:Idioma vietnamita]] [[:eo:Vjetnama lingvo]] [[:fr:Vietnamien]] [[:ga:Vítneaimis]] [[:nl:Vietnamees]] [[:ja:ベトナム語]] [[:ko:베트남어]] [[:nb:Vietnamesisk språk]] [[:nn:Vietnamesisk]] [[:pl:Język wietnamski]] [[:pt:Língua vietnamita]] [[:ro:Limba vietnameză]] [[:fi:Vietnamin kieli]] [[:sv:Vietnamesiska]] [[:th:ภาษาเวียดนาม]] [[:zh:越南语]]
Mã này sẽ được liệt kê như sau:
- العربية
- Bahasa Indonesia
- Bahasa Melayu
- Bân-lâm-gú
- Български
- Deutsch
- English
- Español
- Esperanto
- Français
- Gaeilge
- Nederlands
- 日本語
- 한국어
- Norsk (bokmål)
- Norsk (nynorsk)
- Polski
- Português
- Română
- Suomi
- Svenska
- ไทย
- 中文
Hiển thị
Những liên kết giữa ngôn ngữ không trình bày vào bài viết. Chúng được liệt kê vào danh sách "ngôn ngữ khác" thường ở cột bên trái (xem thử phía trên bên trái màn hình).
Khi viết bài, bạn có thể viết mã trên vào chỗ nào trong mã nguồn của bài viết tùy thích; nhưng nên bỏ vào cuối trang, sau nguyên văn của bài và phần xếp thể loại. Phần mềm Wikipedia sẽ liệt kê những liên kết giữa ngôn ngữ vào cột bên trái theo thứ tự trong mã nguồn của bài viết.
Lưu ý: Đừng sử dụng liên kết này để nối với bài viết cùng trong Wikipedia tiếng Việt.
Hiển thị trong bài
Làm gì khi bạn muốn liên kết đến bài ngoại ngữ được hiển thị ngay trong bài?
Dùng dấu hai chấm đằng trước mã ngôn ngữ. Thí dụ: [[:en:Vietnamese language]]
được trình bày là en:Vietnamese language. Cách này để liên kết đến bài viết bằng tiếng khác không cùng chủ đề với bài viết.
Với cách này, có thể thay đổi cả nội dung hiển thị. Thí dụ: [[:en:Vietnamese language|tiếng Anh]]
được trình bày là tiếng Anh.
Cách sử dụng
Cách đơn giản
Cách đơn giản nhất để liên kết bài viết đến các ngôn ngữ khác là viết một dòng liên kết đến ngoại ngữ mà bạn quen thuộc nhất. Ví dụ liên kết bài tình yêu đến tiếng Anh:
[[en:Love]]
Bài viết sau một thời gian sẽ được các robot tự động thêm vào liên kết đến các thứ tiếng khác.
Chú ý: robot không thể tự động thêm liên kết đến các trang ngoại ngữ nếu chúng ta (người) không viết ít nhất một liên kết đến một ngoại ngữ nào đó.
Theo dõi liên kết
Các robot có thể tự động theo dõi thay đổi về liên kết giữa ngôn ngữ. Tuy nhiên nếu có thời gian bạn vẫn có thể:
- Nếu bạn cũng đóng góp vào phiên bản ngôn ngữ khác, xin hãy theo dõi những bài viết mới ở đấy. Nếu một bài mới ở đấy giải thích về một chủ đề đã có ở đây, thì có thể nối hai bài đó dùng liên kết giữa ngôn ngữ.
- Nếu bạn liên kết đến phiên bản khác mà cũng có thêm liên kết giữa ngôn ngữ, xin hãy bỏ liên kết đến phiên bản Wikipedia tiếng Việt. Xin hãy đồng bộ hóa các danh sách liên kết giữa ngôn ngữ.
Liên kết đến trang chưa có
Những liên kết đến wiki khác có màu khác với liên kết thường. Hơn nữa, màu của liên kết liên wiki không chỉ ra nếu trang hiện có hay không. Nếu trang chưa có thì liên kết đó sẽ trở đến trang trống. Hiện tại chúng ta có các robot tự động bỏ các liên kết giữa ngôn ngữ chưa có. Tuy nhiên nếu có thời gian bạn vẫn có thể dời các liên kết liên wiki mà nối đến trang chưa có.
Quyết định ở Wikipedia tiếng Việt
Unicode
Wikipedia có phiên bản theo nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nhiều ngôn ngữ không sử dụng chữ cái La Tinh, cho nên trình duyệt của bạn có thể không trình bày mọi liên kết một cách chính xác. Xin đừng dời những liên kết đề ௵௵௵௵௵
, miễn là nó được liệt kê vào chỗ đúng thôi.
Vì trước kia có một số phiên bản Wikipedia không hiểu Unicode (như là phiên bản tiếng Anh), vẫn có nhiều liên kết giữa ngôn ngữ có chữ viết ra bằng mã, thay vì viết ra thẳng. Thí dụ: [[eo:Eŭropa Unio]]
. Những liên kết này vẫn được trình bày bình thường, nhưng bây giờ có thể đổi nó thành chữ Unicode thẳng.
Trong trình duyệt Mozilla Firefox, có thể đổi nó dùng cách này:
- Chọn một dòng có chữ bằng mã, rồi bấm
Ctrl
+C
để chép nó. - Mở lên tab hoặc cửa sổ mới, gõ vào địa chỉ "
data:text/html;charset=UTF-8,
" (không có dấu ngoặc), rồi bấmCtrl
+V
để dán nó vào. Sau đó, bấmEnter
. - Chọn cả nguyên văn mà được trình bày. Bấm
Ctrl
+C
để chép nó. - Trở lại đến cửa sổ đầu tiên, rồi bấm
Ctrl
+V
để dán chữ bằng Unicode trong mã nguồn của bài viết.
Kiểu sắp xếp
Khác với nhiều phiên bản khác, Wikipedia tiếng Việt liệt kê các liên kết giữa ngôn ngữ thẳng theo tên địa phương của ngôn ngữ, thay vì theo mã ISO. Bởi vậy, tiếng Nam Dương (tên là "Bahasa Indonesia"; mã là id
) được liệt kê trước tiếng Anh ("English", en
), thay vì đằng sau nó.
Nếu bạn có trở ngại về sắp xếp liên kết ở đây, bạn có thể tra cứu danh sách này:
- aa, af, ak, als, am, ang, ab, ar, an, roa-rup, as, ast, gn, av, ay, az, id, ms, ban, bm, bn, zh-min-nan, jv, su, ba, be, bh, bi, bo, bs, br, bug, bg, ca, cv, ceb, cs, ch, ny, sn, tum, cho, co, za, cy, da, de, dv, arc, nv, dz, mh, et, na, el, en, es, eo, eu, ee, fa, to, fo, fr, fy, ff, fur, ga, gv, sm, gd, gl, gay, ki, gu, got, ko, ha, haw, hy, hi, ho, hr, io, ig, ilo, ia, ie, iu, ik, os, xh, zu, is, it, he, kl, kn, kr, ka, ks, csb, kk, kw, rw, ky, rn, sw, kv, kg, ht, kj, ku, lad, lo, la, lv, lb, lt, li, ln, jbo, lg, lmo, hu, mk, mg, ml, mt, mi, mr, chm, mo, mn, mus, my, fj, nah, nl, cr, ne, ja, nap, ce, pih, no, nb¹, nn, oc, or, om, ng, hz, ug, pa, pi, pam, ps, km, nds, pl, pt, ty, ro, rm, qu, ru, war, se, sa, sg, sc, sco, st, tn, sq, scn, si, simple, sd, ss, sk, sl, so, sr, sh, fi, sv, tl, ta, tt, te, th, vi¹, ti, tlh², tg, tokipona¹, tpi, chr, chy, ve, tr, tk, tw, udm, uk, ur, uz, vec, vo, fiu-vro, wa, wo, ts, ii, yi, yo, zh, zh-tw¹, zh-cn¹
- Xin đừng sử dụng mã ngôn ngữ này.
- Mã này sẽ không được liệt kê vào danh sách liên kết giữa ngôn ngữ; chỉ được nối đến dự án khác hay dùng hiển thị trong bài.
Để không phải sắp xếp bằng tay, bạn có thể sử dụng công cụ TK Interwiki Sorter [1][2] của TarmoK.