Bước tới nội dung

Vệ Mãn Triều Tiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vệ Mãn Triều Tiên
Hangul
위만조선
Hanja
衛滿朝鮮
Romaja quốc ngữWiman Joseon
McCune–ReischauerWiman Chosŏn
Hán-ViệtVệ Mãn Triều Tiên
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Triều Tiên
Cung Gyeongbok, Seoul
Tiền sử
Thời kỳ Trất Văn (Jeulmun)
Thời kỳ Vô Văn (Mumun)
Cổ Triều Tiên ?–108 TCN
Vệ Mãn Triều Tiên 194–108 TCN
Tiền Tam Quốc 300–57 TCN
Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Đông Uế
Thìn Quốc, Tam Hàn (, Biện, Thìn)
Tam Quốc 57 TCN–668
Tân La 57 TCN–935
Cao Câu Ly 37 TCN–668
Bách Tế 18 TCN–660
Già Da 42–562
Nam-Bắc Quốc 698–926
Tân La Thống Nhất 668–935
Bột Hải 698–926
Hậu Tam Quốc 892–936
Tân La, Hậu Bách Tế, Hậu Cao Câu Ly, Hậu Sa Bheor
Triều đại Cao Ly 918–1392
Triều đại Triều Tiên 1392–1897
Đế quốc Đại Hàn 1897–1910
Triều Tiên thuộc Nhật 1910–1945
Chính phủ lâm thời 1919–1948
Phân chia Triều Tiên 1945–nay
CHDCND Triều Tiên
Đại Hàn Dân Quốc
1948-nay
Theo chủ đề
Niên biểu
Danh sách vua
Lịch sử quân sự

Vệ Mãn Triều Tiên (194 - 108 TCN) là một giai đoạn trong thời kỳ Cổ Triều Tiên (2333 TCN? - 108 TCN) trong lịch sử Triều Tiên. Giai đoạn này bắt đầu khi Vệ Mãn (Wiman) đoạt lấy ngai vàng của Chuẩn Vương và kết thúc với cái chết của Hữu Cừ Vương, cháu trai của Vệ Mãn.

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Vệ Mãn được cho là một vị tướng của nước Yên tại Trung Quốc, người đã quy phục Chuẩn Vương. Chuẩn Vương đã chấp thuận và bổ nhiệm Vệ Mãn chức vị chỉ huy tại vùng biên giới phía tây của Cổ Triều Tiên, tương ứng với phía tây của tỉnh Liêu Ninh ngày nay. Mặc dù vậy, Vệ Mãn đã nổi dậy và tiêu diệt Cổ Triều Tiên. Năm 194 TCN, ông đã lập nên Vệ Mãn Triều Tiên và quyết định đặt kinh đô ở Wanggeom-seong (왕검성, 王險城, Vương Hiểm Thành). Sử ký tập giải ghi rằng Vương Hiểm Thành nằm tại Bình Nhưỡng ngày nay.[1] Vị trí chính xác của Vương Hiểm Thành vẫn còn là một điều chưa được giải quyết do thiếu các bằng chứng khảo cổ học.

Trong giai đoạn này, Vệ Mãn Triều Tiên đã mở rộng kiểm soát trên lãnh thổ rộng lớn và kiểm soát thương mại giữa nhà Hán và các quốc gia tại Mãn Châu. Hán Vũ Đế nghĩ rằng Vệ Mãn Triều Tiên ngày càng là một mối đe dọa, và Vệ Mãn Triều Tiên sẽ liên minh với Hung Nô.

Sụp đổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cháu trai của Vệ Mãn, Hữu Cừ Vương (우거, 右渠), đã cho phép nhiều người Hán lưu vong sống tại Vệ Mãn Triều Tiên. Số người Hán tăng lên, tuy nhiên, Hữu Cừu lại ngăn cản Thìn Quốc giao thiệp với nhà Hán. Do vậy, năm 109 TCN, Hán Vũ Đế đã xâm lược Vệ Mãn Triều Tiên ở gần Loan Hà. Sau vài lần thất bại trong việc đè bẹp quân đội Vệ Mãn Triều Tiên, Hán Vũ Đế đã cố gắng thuyết phục các hoàng tử của Vệ Mãn giết Hữu Cừ Vương.[2] Âm mưu thất bại song nó là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của vương quốc. Sau chiến tranh, Hán Vũ Đế đã khép hai vị tướng vào tội chết vì thất bại trong việc đánh bại Vệ Mãn Triều Tiên. Chi tiết về cuộc chiến giữa nhà Hán và Cổ Triều Tiên được đề cập đến trong Sử ký Tư Mã Thiên (chương 115).

Sau một năm chiến tranh, Vương Hiểm Thành bị chiếm và Vệ Mãn Triều Tiên diệt vong. Nhà Hán lập nên Hán tứ quận trên các lãnh thổ chiếm được là Lạc Lãng, Chân Phiên, Lâm Đồn và Huyền Thổ tương ứng với các khu vực bán đảo Liêu Đông và tây bắc bán đảo Triều Tiên ngày nay. Các quận này cuối cùng bị Cao Câu Ly tiêu diệt vào thế kỷ 4 CN .

Một số quốc gia đã được hình thành trên lãnh thổ Vệ Mãn Triều Tiên. Trong số đó có Lạc Lãng Quốc (phân biệt với Lạc Lãng quận).[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Shiji (史記集解), Chapter 115 Records of Joseon”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2012.
  2. ^ “§µªZ¥»¬ö²Ä¤Q¤G”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2012.
  3. ^ New History of Korea. Written by Lee Hyun Hee, Park Sung Soo, Yoon Nae Hyun, published by Jimundang, Published year 2005

4. Yap, Joseph P. Chapter 5. 109 BCE. "Wars With The Xiongnu, A Translation From Zizhi tongjian" AuthorHouse (2009) ISBN 978-1-4490-0604-4