Nạn đói ở Kazakhstan 1932–33

Nạn đói ở Kazakhstan năm 1932 đến năm 1933 còn được gọi là diệt chủng Goloshchekin (tiếng Kazakh: Goloshekındik genotsıd)[4] hay thảm họa Kazakhstan[7], là một nạn đói khiến 1,5 triệu (có thể lên tới 2.0 - 2,3 triệu) người chết ở Cộng hòa Xô viết Tự trị Kazakhstan, trong đó 1,3 triệu người thuộc dân tộc Kazakhs; 38% người Kazakh đã chết, chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong các nhóm dân tộc chết trong nạn đói ở Liên Xô vào đầu những năm 1930.[2][8]

Nạn đói ở Kazakhstan 1932–33
Khối lập phương tại khu vực tượng đài tương lai cho các nạn nhân của nạn đói ở Liên Xô (1931–1933) ở trung tâm Almaty, Kazakhstan. Tượng đài được xây dựng vào năm 2017.
Quốc gia Liên Xô
Địa điểm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Kazakhstan
Thời kỳ1930-33[1]
Tổng số người chết1.5 đến 2.3 triệu[2]
Các quan sátDo Liên Xô gây ra dưới Filipp Goloshchekin khiến cho Người Kazakhstan gọi nạn đói: "Nạn diệt chủng Goloshchekin"
Hậu quảNgười Kazakh giảm từ 60% xuống còn 38% dân số của các nước cộng hòa[3][4][5][6]
Preceded byNạn đói ở Kazakhstan 1919–22
Các dân tộc chính ở Kazakhstan 1897–1970. Số người Kazakh và Ukraina giảm từ năm 1932-1933 do nạn đói.

Đây là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong tất cả các vùng bị ảnh hưởng bởi nạn đói, theo tỷ lệ phần trăm, mặc dù có nhiều người chết hơn trong nạn đói ở Ukraine diễn ra một năm sau đó. Nạn đói ở Kazakhstan trong giai đoạn 1919–1922, trong vòng 10–15 năm đã làm mất đi hơn một nửa dân số do các hành động của chính quyền Xô viết.[9][10] Một số sử gia cho rằng khoảng 42% dân số Kazakh đã chết trong nạn đói. Hai cuộc tổng điều tra của Liên Xô cho thấy số người ở Kazakhstan đã giảm từ 3.637.612 vào năm 1926 xuống còn 2.181.520 vào năm 1937.[11]

Nạn đói đã làm cho số người Kazakh trở thành một dân tộc thiểu số trong Cộng hòa Xô viết Tự trị Kazakhstan, và mãi cho đến thập niên 1990 thì người Kazakh mới trở thành nhóm dân tộc lớn nhất ở Kazakhstan. Trước nạn đói này, khoảng 60% dân số của chính thể cộng hòa là người Kazakh, nhưng sau nạn đói, chỉ có khoảng 38% dân số là người Kazakh.[3][4][5][6]

Một số nhà sử học và học giả cho rằng nạn đói này đã gây ra sự diệt chủng người Kazakh.[12]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “The Kazakh Famine of the 1930s”.
  2. ^ a b Volkava, Elena (ngày 26 tháng 3 năm 2012). “The Kazakh Famine of 1930–33 and the Politics of History in the Post-Soviet Space”. Wilson Center. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ a b Татимов М. Б. Социальная обусловленность демографических процессов. Алма-Ата,1989. С.124
  4. ^ a b c Қазақстан тарихы: Аса маңызды кезеңдері мен ғылыми мәселелері. Жалпы білім беретін мектептің қоғамдык- гуманитарлық бағытындағы 11-сыныбына арналған оқулық / М.Қойгелдиев, Ә.Төлеубаев, Ж.Қасымбаев, т.б. — Алматы: «Мектеп» баспасы, 2007. — 304 бет,суретті. ISBN 9965-36-106-1
  5. ^ a b http://world.lib.ru/p/professor_l_k/070102_koval_drujba.shtml - "Запомнил и долю казахов в пределах своей республики - 28%. А за тридцать лет до того они составляли у себя дома уверенное большинство"
  6. ^ a b PIANCIOLA, NICCOLÒ (ngày 1 tháng 1 năm 2001). “The Collectivization Famine in Kazakhstan, 1931–1933”. Harvard Ukrainian Studies. 25 (3/4): 237–251. doi:10.2307/41036834 (không hoạt động ngày 18 tháng 1 năm 2017). JSTOR 41036834.Quản lý CS1: DOI không hoạt động tính đến 2017 (liên kết)
  7. ^ Robert Conquest, The Harvest of Sorrow: Soviet Collectivization and the Terror-famine, 1987
  8. ^ NICCOLÒ PIANCIOLA (2001). “The Collectivization Famine in Kazakhstan, 1931–1933”. Harvard Ukrainian Studies. Harvard Ukrainian Research Institute. 25 (3–4): 237–251. JSTOR 41036834. PMID 20034146.
  9. ^ “Во время голода в Казахстане погибло 40 процентов населения”.
  10. ^ Snyder, Timothy (2012). Bloodlands: Europe Between Hitler and Stalin. Hachette UK. tr. 90. ISBN 9780465032976.
  11. ^ European Society for Central Asian Studies (2004). Gabriele Rasuly-Paleczek, Julia Katschnig (biên tập). Central Asia on Display: Proceedings of the VIIth Conference of the European Society for Central Asian Studies. LIT Verlag Münster. tr. 236. ISBN 9783825883096.
  12. ^ Sabol, Steven (2017). "The Touch of Civilization": Comparing American and Russian Internal Colonization. University Press of Colorado. tr. 47. ISBN 9781607325505.