Bước tới nội dung

Calci sulfit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Calci sulfit
Danh pháp IUPACCalcium sulfite
Tên khácSulfurous acid, calcium salt (1:1)
E226
Nhận dạng
Số CAS(khan), 72878-03-6 (ngậm 4 nước), 29501-28-8 (hemihydrate) 10257-55-3 (khan), 72878-03-6 (ngậm 4 nước), 29501-28-8 (hemihydrate)
PubChem159274
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Ca+2].[O-]S([O-])=O

InChI
đầy đủ
  • 1/Ca.H2O3S/c;1-4(2)3/h;(H2,1,2,3)/q+2;/p-2
UNII7078964UQP
Thuộc tính
Công thức phân tửCaSO3
Khối lượng mol120.17 g/mol
Bề ngoàiChất rắn màu trắng
Điểm nóng chảy 600 °C (873 K; 1.112 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước0.0043 g/100 mL, 18C
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Calci sunfit, hay còn được gọi với cái tên khác là calci sunphit là một hợp chất hóa học, muối calci của sulfite với công thức hóa học được quy định là CaSO3.x(H2O). Hai dạng tinh thể được biết đến là hemihydrat và tetrahydrat, tương ứng với công thức hóa học của chúng là CaSO3.0,5H2O và CaSO3.4H2O.[1] Tất cả các dạng của hợp chất này đều tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng. Điều đáng chú ý nhất của hợp chất này là nó là sản phẩm của quá trình khử lưu huỳnh bằng khí thải.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tường khô

[sửa | sửa mã nguồn]

Calci sunfit được tạo ra như là một chất trung gian trong quá trình sản xuất thạch cao, và là thành phần chính của vách thạch cao. Một căn nhà điển hình ở Hoa Kỳ có tới 7 tấn tấm tường khô bằng thạch cao.[2]

Phụ gia thực phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một phụ gia thực phẩm, hợp chất này được sử dụng làm chất bảo quản, với số hiệu E226. Cùng với các chất sunfit chống oxy hóa khác, nó thường được sử dụng để bảo quản rượu vang, rượu táo, nước trái cây, trái cây và rau đóng hộp. Các hợp chất sunfit là chất khử mạnh trong dung dịch, chúng hoạt động như các chất chống oxy hóa oxy để bảo quản thực phẩm, tuy nhiên cần ghi nhãn vì một số người có thể bị quá mẫn cảm với hợp chất thành phần này.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Abraham Cohen; Mendel Zangen (1984). “Studies On Alkaline Earth Sulfites. Structure and Stability of the New Compound Ca3(SO3)2SO4.12H2O and Its Solid Solution In Calcium Sulfite Tetrahydrate”. Chemistry Letters: 1051–1054. doi:10.1246/cl.1984.1051.
  2. ^ “USGS Gypsum Statistics and Information”. USGS. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2016.