Bước tới nội dung

Isfahan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Esfahan
Quảng trường Naghsh-i Jahan, Isfahan
Tên hiệu: Nesfe Jahan (Một nửa thế giới)
Esfahan trên bản đồ Thế giới
Esfahan
Esfahan
Tọa độ: 32°39′B 51°41′Đ / 32,65°B 51,683°Đ / 32.650; 51.683
Quốc gia Iran
TỉnhEsfahan
Chính quyền
 • Thị trưởngMorteza Saqaeian Nejad
Độ cao1.590 m (5.217 ft)
Dân số (2006)
 • Thành phố1,986,542
 • Vùng đô thị3,430,353
 Số liệu dân số năm 2006[1]
Múi giờIRST (UTC+3:30)
 • Mùa hè (DST)not observed (UTC+3:30)
Mã bưu chính811 sửa dữ liệu
Mã điện thoại031, 0913 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaBaalbek, Barcelona, Kathmandu, Cairo, Dakar, Firenze, Freiburg im Breisgau, La Habana, Hyderabad, Iași, Istanbul, Cát Long Pha, Thành phố Kuwait, Lahore, Venezia, Tây An, Yerevan, Sankt-Peterburg, Maracaibo sửa dữ liệu
Trang webhttp://www.Isfahan.ir

Esfahān hay Isfahan (trong lịch sử cũng được gọi là Ispahan hay Hispahan, tiếng Ba Tư cổ: Aspadana, tiếng Ba Tư trung cổ: Spahān, Ba Tư: اصفهان‎ ​ Esfahān), là một thành phố nằm cách Tehran 340 km về phía nam, là tỉnh lỵ của tỉnh Esfahan và là thành phố lớn thứ ba của Iran (sau TehranMashhad). Thành phố Esfahan có dân số 1.986.542 còn vùng đô thị có dân số 3.430.353 người theo điều tra năm 2006. Đây là vùng đô thị đông dân thứ nhì tại Iran sau Tehran[2].

Các thành phố Najafabad, Khaneh Esfahan, Khomeini-shahr, Shahin-shahr, Zarrinshahr, Mobarakeh, Falavarjan và Fouladshahr tạo thành vùng đô thị Esfahan.

Esfahan tọa lạc ở các tuyến đường chính bắc-nam và đông-tây củaq Iran và đã từng là một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới. Thành phố này đã phát triển từ năm 1050 đến năm 1722, đặc biệt là vào thế kỷ 16 dưới triều đại Safavid, khi đây là kinh đô của Ba Tư lần thứ hai trong lịch sử của đế quốc này. Thành phố này nổi tiếng với những kiến trúc Hồi giáo, có nhiều đại lộ, nhà thờ Hồi giáo đehp. Điều này khiến cho thành phố được người Iran mang vào câu thành ngữ Esfahān nesf-e jahān ast: "Esfahan là một nửa của thế giới"[3].

Quảng trường Naghsh-i Jahan của Esfahan là một trong những quảng trường lớn nhất thế giới với kiến trúc tiêu biểu của Iran và Hồi giáo đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Dữ liệu khí hậu của Isfahan (1961–1990, cực độ 1951–2010)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 20.4
(68.7)
23.4
(74.1)
29.0
(84.2)
32.0
(89.6)
37.6
(99.7)
41.0
(105.8)
43.0
(109.4)
42.0
(107.6)
39.0
(102.2)
33.2
(91.8)
26.8
(80.2)
21.2
(70.2)
43.0
(109.4)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 8.8
(47.8)
11.9
(53.4)
16.8
(62.2)
22.0
(71.6)
28.0
(82.4)
34.1
(93.4)
36.4
(97.5)
35.1
(95.2)
31.2
(88.2)
24.4
(75.9)
16.9
(62.4)
10.8
(51.4)
23.0
(73.4)
Trung bình ngày °C (°F) 2.7
(36.9)
5.5
(41.9)
10.4
(50.7)
15.7
(60.3)
21.3
(70.3)
27.1
(80.8)
29.4
(84.9)
27.9
(82.2)
23.5
(74.3)
16.9
(62.4)
9.9
(49.8)
4.4
(39.9)
16.2
(61.2)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) −2.4
(27.7)
−0.2
(31.6)
4.5
(40.1)
9.4
(48.9)
14.2
(57.6)
19.1
(66.4)
21.5
(70.7)
19.8
(67.6)
15.1
(59.2)
9.3
(48.7)
3.6
(38.5)
−0.9
(30.4)
9.4
(48.9)
Thấp kỉ lục °C (°F) −19.4
(−2.9)
−12.2
(10.0)
−8
(18)
−4
(25)
4.5
(40.1)
10.0
(50.0)
13.0
(55.4)
11.0
(51.8)
5.0
(41.0)
0.0
(32.0)
−8
(18)
−13
(9)
−19.4
(−2.9)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 17.1
(0.67)
14.1
(0.56)
18.2
(0.72)
19.2
(0.76)
8.8
(0.35)
0.6
(0.02)
0.7
(0.03)
0.2
(0.01)
0.0
(0.0)
4.1
(0.16)
9.9
(0.39)
19.6
(0.77)
112.5
(4.43)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 1.0 mm) 4.0 2.9 3.8 3.5 2.0 0.2 0.3 0.1 0.0 0.8 2.2 3.7 23.5
Số ngày tuyết rơi trung bình 3.2 1.7 0.7 0.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.2 1.9 7.8
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 60 51 43 39 33 23 23 24 26 36 48 57 39
Số giờ nắng trung bình tháng 205.3 213.3 242.1 244.5 301.3 345.4 347.6 331.2 311.6 276.5 226.1 207.6 3.252,5
Nguồn 1: NOAA[4]
Nguồn 2: Iran Meteorological Organization (cực độ)[5][6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Census (từ Trung tâm thống kê của, bằng tiếng Ba Tư)
  2. ^ 2006 Census Results (Trung tâm thống kê Iran, Excel file, bằng tiếng Ba Tư)
  3. ^ "Isfahan Is Half The World" Lưu trữ 2008-02-16 tại Wayback Machine - Saudi Aramco World, Volume 13, Nr. 1, tháng 1 năm 1962
  4. ^ “Esfahan Climate Normals 1961-1990” (bằng tiếng Anh). National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2015.
  5. ^ “Highest record temperature in Esfahan by Month 1951–2010”. Iran Meteorological Organization. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ “Lowest record temperature in Esfahan by Month 1951–2010”. Iran Meteorological Organization. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2015.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Yves Bomati; Houchang Nahavandi (2017). Parviz Amouzegar (biên tập). Shah Abbas, Emperor of Persia, 1587-1629. Azizeh Azodi biên dịch. Los Angeles: Ketab Corporation. ISBN 978-1595845672.
  • Dehghan, Maziar (2014). Management in IRAN. ISBN 978-600-04-1573-0.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]