Bước tới nội dung

Lê Mạnh Thích

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ nhân dân
Lê Mạnh Thích
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1938-01-10)10 tháng 1, 1938
Nơi sinh
Duy Tiên, Hà Nam, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
16 tháng 5, 2004(2004-05-16) (66 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Con cái
Lê Mạnh
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhì
Sự nghiệp điện ảnh
Vai trò
Năm hoạt động1960-2004
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Trường pháiPhim tài liệu
Quản lýHãng phim truyện Việt Nam (1960-1966)
Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (1974-)
Tác phẩmTrở lại Ngư Thủy
Giải thưởngDanh sách
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2007
về Văn học Nghệ thuật
Website

Lê Mạnh Thích (1938–2004) là nhà quay phim, nhà biên kịch kiêm đạo diễn phim tài liệu người Việt Nam. Ông được biết đến với bộ phim tài liệu Trở lại Ngư Thủy và từng bốn lần nhận giải quay phim xuất sắc, hai lần nhận giải đạo diễn tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Mạnh Thích sinh ngày 10 tháng 1 năm 1938, nguyên quán tại thôn Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.[1]

Năm 1960, Lê Mạnh Thích nhận công tác tại Xưởng phim Việt Nam với vị trí trợ lý đạo diễn[2] và đến năm 1969 được cử đi học lớp quay phim khoá 5 tại Trường Điện ảnh Việt Nam.[1] Ba năm sau khi tốt nghiệp, Lê Mạnh Thích gia nhập tổ quay phim tại mặt trận khu 5. Năm 1974, ông trở lại hậu phương và nhận công tác tại Xưởng phim Thời sự Tài liệu Việt Nam.[1]

Năm 1981, Lê Mạnh Thích bắt đầu làm đạo diễn với bộ phim tài liệu ngắn Đường dây lên sông Đà, bộ phim đã gây tiếng vang lớn về mặt hình ảnh[3] và sau giành giải Bồ câu vàng của Liên hoan phim Lepzig năm 1982; tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 năm 1983 đạo diễn Lê Mạnh Thích giành giải Đạo diễn xuất sắc và bộ phim cũng giành giải Bông sen Vàng trong hạng mục Phim tài liệu.[2][4] Đường dây lên sông Đà không có lời bình, không có câu thoại nhân vật. Thay vào đó là âm thanh và hình ảnh chân thực của những công nhân tham gia kéo đường dây, xây dựng những cột điện đầu tiên bên sông Đà. Đó là những hình ảnh lịch sử, ăn sâu trong tâm trí người xem.[3][5]

Năm 1995, sau khi xem bức ảnh chụp “O du kích nhỏ”, đạo diễn Lê Mạnh Thích đã có ý tưởng và xây dựng bản thảo Gặp lại o du kích nhỏ sau 30 năm với sự hỗ trợ từ Hãng truyền hình NHK, sau 7 tháng đi thực tế kịch bản đã hoàn thiện với tựa đề “Kim Lai - Robinson trong ảnh và Phan Thoan là tác giả”.[6][7] Trong cùng năm, bộ phim tài liệu Cuộc hội ngộ sau 30 năm được hoàn thành và sau đó giành giải Phim tài liệu xuất sắc tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương năm 1996.[8][2]

Năm 1996, một đoàn làm phim từ Nhật Bản đã nhờ đạo diễn Lò Minh hợp tác làm bộ phim tài liệu về đội nữ pháo binh Ngư Thủy mà trước đây Lò Minh từng làm tài liệu về họ. Sau khi đoàn phim Nhật Bản hoàn thành công việc đã đưa bộ phim mà họ làm vè nước. Đạo diễn Lò Minh đã kiến nghị với Lê Mạnh Thích - lúc này là Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương - làm một bộ phim tượng của đoàn phim Nhật Bản.[9] Trở lại Ngư Thủy do Lê Mạnh Thích biên kịch và đạo diễn ra đời đã lập tức tạo nên một hiệu ứng xã hội to lớn. Phong trào quyên góp ủng hộ đội nữ pháo binh Ngư Thủy được phát động trong toàn quốc.[10][5] Bộ phim mang về cho Lê Mạnh Thích giải Đạo diễn xuất sắc và giải Bông sen Vàng hạng mục Phim tài liệu tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12.[2][11]

Lê Mạnh Thích qua đời ngày 16 tháng 5 năm 2004.

Năm 2001, Lê Mạnh Thích được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, với những đóng góp cho nền điện ảnh cách mạng.[10][12]

Trong cuộc đời đạo diễn Lê Mạnh Thích đã được Ðảng và Nhà nước tặng thưởng:

Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhì, Huy chương Vì sự nghiệp văn hoá, Huy chương Vì sự nghiệp Điện ảnh Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam...[1][5]

Với những đóng góp của mình, sau khi qua đời ông còn được Nhà nước truy tặng Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt 2 trong linh vực Điện ảnh, năm 2005.[13]

Năm 2006, Lê Mạnh Thích được Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam truy tặng Huy chương Văn học nghệ thuật của Bộ Văn hóa Pháp.[14]

Không nên bàn cãi nhiều về việc có nên bố trí cảnh quay trong phim tài liệu hay không. Cái chính là anh hãy ghi một cái tên ( tên phim và tên tác giả) vào lòng công chúng...
— Lê Mạnh Thích[5]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Đạo diễn Biên kịch Quay phim Chú thích
1981 Đường dây lên sông Đà
1985 Đến với những nhịp cầu Không
1986 Ông tiên trong tù
1988 Về cố hương Đồng quay phim:
Nguyễn Quốc Thanh
[15][2]
1988 Trường Sa - tháng 4 năm 1988 [16][17]
1989 Hồ Chí Minh - Chân dung một con người Đồng đạo diễn:
Bùi Đình Hạc
Đồng quay phim:
Đỗ Duy Hùng
1990 Dòng sông ánh sáng
1991 Xa mẹ [2]
1995 Chìm nổi sông Hương
1996 Cuộc hội ngộ sau 30 năm
1998 Trở lại Ngư Thủy Đồng đạo diễn: Đỗ Khánh Toàn Đồng biên kịch: Lò Minh Không
1997 300 năm Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh Đồng đạo diễn:
Thanh An - Đỗ Khánh Toàn
2000 Cao nguyên đá Không Không [18]
2002 Trên chiếc xe lăn
2003 Sau mùi thuốc súng
Hoa cho thần chết Không Không [19]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
Các giải đã đạt được
Năm Giải thưởng Tác phẩm Đề cử Cùng vai trò (cùng tác phẩm) Chú thích
1983 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 Đường dây lên sông Đà Đạo diễn xuất sắc [4]
1985 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 Đến với những nhịp cầu Quay phim xuất sắc [20]
1987 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Ông tiên trong tù [21]
1993 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10 Dòng sông ánh sáng Nguyễn Thước [22]
1995 Liên hoan phim Nhật Bản Chìm nổi sông Hương Biên kịch xuất sắc [2]
1999 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Trở lại Ngư Thủy Đạo diễn xuất sắc [11]

Tác phẩm đạt giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Đề cử: Phim tài liệu
Năm Giải thưởng Tác phẩm Kết quả Cùng vai trò (cùng tác phẩm) Chú thích
1982 Liên hoan phim Lepzich lần thứ 24 Đường dây lên sông Đà Bồ câu vàng [1][5]
1983 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 Bông sen Vàng [4][5]
1985 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 Đến với những nhịp cầu Bông sen Bạc [1][5]
1987 Liên hoan phim Lepzich lần thứ 28 Bằng khen [1][5]
1990 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9 Hồ Chí Minh - chân dung một con người Bông sen Vàng Bùi Đình Hạc [1][5]
1990 Liên hoan phim truyền hình toàn quốc Giải Vàng [23]
1990 Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Phim hay nhất
1995 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1995 Chìm nổi sông Hương Giải A [1][5]
1996 Liên hoan phim Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 3 Cuộc hội ngộ sau 30 năm Đoạt giải [2]
1998 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1998 Trở lại Ngư Thủy Giải A [24]
Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43[25] Đoạt giải [2][1]
1999 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Bông sen Vàng [11]
1999 300 năm Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh Bông sen Bạc [1][5]
2000 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2000 Cao nguyên đá Giải B [18]
2001 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 Bông sen Bạc [18][26]
2003 Giải Cánh diều lần thứ I Trên chiếc xe lăn Cánh diều Bạc [27]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l Phan Thanh Phong (18 tháng 5 năm 2004). “Đạo diễn điện ảnh- NSND Lê Mạnh Thích qua đời”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ a b c d e f g h i Quỳnh An - Trinh Nguyễn (9 tháng 6 năm 2013). “Viết sử thi bằng phim tài liệu”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ a b Mai Đình - Nhật Nam (16 tháng 10 năm 2021). “Phim tài liệu trước những vấn đề thời đại: Phải luôn dấn thân, luôn đổi mới”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ a b c “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VI”. Thế giới điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  5. ^ a b c d e f g h i j k PV (18 tháng 5 năm 2004). “Vĩnh biệt đạo diễn, NSND Lê Mạnh Thích”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ T.Đ (Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh) (1 tháng 6 năm 2014). “Sức lan tỏa kỳ diệu của một tấm ảnh”. Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Thiện Thành (20 tháng 6 năm 2019). “O du kích nhỏ - "Cổ tích từ một tấm hình". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ Bá Mạnh (11 tháng 9 năm 2020). "O du kích nhỏ" vỡ òa niềm vui khi nhận món quà giản dị của Chánh án TANDTC”. Báo Công Lý. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ Đoàn Tuấn (5 tháng 9 năm 2021). “Đạo diễn Lò Minh: Người con tài hoa của dân tộc Thái”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ a b Lại Văn Sinh (20 tháng 5 năm 2004). “NSND Lê Mạnh Thích: đã đến đích cuộc hành trình”. Báo Nhân Dân điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ a b c “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XII”. Thegioidienanh.vn. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  12. ^ Báo Thanh Niên (19 tháng 5 năm 2004). “Vĩnh biệt NSND Lê Mạnh Thích”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  13. ^ U.LY (14 tháng 2 năm 2007). “5 giải thưởng Hồ Chí Minh và 158 giải thưởng nhà nước”. Tuổi trẻ online. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  14. ^ C.M.V (26 tháng 2 năm 2006). “Bộ Văn hóa Pháp tặng huy chương cho NSND Lê Mạnh Thích”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  15. ^ “Phim tài liệu: Về cố hương”. Truyền hình Quốc hội Việt Nam. 2 tháng 9 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  16. ^ Nguyễn Vinh Quang (17 tháng 3 năm 2018). “10 ngày với Trường Sa”. VietNam+. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  17. ^ Cát Khuê (14 tháng 3 năm 2018). “Chiến sĩ Trường Sa kiên cường giữ đảo”. Tuổi Trẻ online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  18. ^ a b c “Phim tài liệu: Cao nguyên đá”. Truyền hình Quốc hội Việt Nam. 19 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  19. ^ Theo báo Lao Động (5 tháng 9 năm 2002). “Vụ án Vũ Xuân Trường lên phim”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  20. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VII”. Thegioidienanh.vn. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  21. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII”. Thegioidienanh.vn. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  22. ^ “Giải thưởng Bông sen vàng qua 16 kỳ LHPVN”. 11 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2016.
  23. ^ Trần Việt (3 tháng 7 năm 2023). “Gương mặt gạo cội, lẫy lừng của điện ảnh Việt Nam đã về miền mây trắng”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  24. ^ Cát Khuê - báo Tuổi Trẻ (30 tháng 5 năm 2014). “Người làm nên huyền thoại Ngư Thủy đã ra đi...”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  25. ^ “History – Asia Pacific Film Festival” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  26. ^ TN (17 tháng 12 năm 2001). “Thanh Vân - Nhuệ Giang: vợ chồng vàng bạc của LHP XIII”. Công ty Phần mềm và truyền thông VASC. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2001. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  27. ^ Thu Hương (13 tháng 3 năm 2003). 'Lưới trời' đoạt giải Cánh diều vàng của Hội điện ảnh VN”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]