Bước tới nội dung

Lê Thi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ nhân dân
Lê Thi
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Văn Thi
Ngày sinh
12 tháng 8, 1944 (80 tuổi)
Nơi sinh
Lý Nhân, Hà Nam, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Đạo diễn
  • Sĩ quan quân đội
Khen thưởngHuy chương vì sự nghiệp Báo chí
Huy chương vì sự nghiệp Điện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1997)
Nghệ sĩ nhân dân (2012)
Sự nghiệp điện ảnh
Vai trò
  • Đạo diễn
  • Nhà quay phim
Thể loạiPhim tài liệu
Binh nghiệp
ThuộcTổng cục Chính trị
Quân chủngĐiện ảnh Quân đội nhân dân
Năm tại ngũ1967
Cấp bậc
Tặng thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba

Lê Thi hay Thi Lê là nhà quay phim, đạo diễn phim tài liệu, Đại tá Quân đội Nhân Dân Việt Nam, ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Thi tên đầy đủ là Lê Văn Thi,[2] sinh ngày 12 tháng 8 năm 1944 tại xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Năm 1962, ông tốt nghiệp Trường Âm nhạc Việt Nam và làm việc tại Sở Văn hóa Hà Nội, ông còn có sở thích khác là quay phim nên ông quyết định học thêm về ngành này.[3]

Ông nhập ngũ tháng 2 năm 1967,[1] bộ phim tài liệu đầu tiên mà ông đạo diễn là Thạch Hãn ngày đầu giải phóng.[4] Lê Thi từng làm Quản đốc Xưởng Tài liệu - Điện ảnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam từ năm 1993 đến 2005. Trước khi về hưu ông có quân hàm Đại tá.[1]

Lê Thi từng là giám khảo Liên hoan truyền hình toàn quốc.[5]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ trận đầu đánh thắng
  • Thành phố K những ngày đầu giải phóng

Đạo diễn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1972 - Hà Nội bản hùng ca
  • 1975 - Thạch Hãn ngày đầu giải phóng
  • 1980 - Mảnh trăng cuối rừng (Đồng đạo diễn: Nguyễn Kha)
  • 1985 - Anh bộ đội của chúng em
  • 1989 - Trường Sa… không xa
  • Nàng Tô Thị mỉm cười
  • 1995 - Đường mòn trên biển Đông (Đồng đạo diễn: Phạm Nguyên)
  • 1998 - Mùa xuân toàn thắng
  • 1999 - Cát cháy
  • 2001 - Người anh cả quân đội
  • 2002 - Phía trước
  • 2002 - Hà Nội 12 ngày đêm[6]
  • 2003 - Vì bầu trời Tổ quốc
  • 2006 - Câu chuyện thành trì
  • 2009 - Tiếng Cồng định mệnh (Đồng đạo diễn)
  • ? - Đền thờ Bác Hồ[6]
  • Người cận vệ của Bác Hồ
  • 2014 - 30/4 Ngày thống nhất
  • 2019 - Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình (Tổng đạo diễn)[7]
  • 2021 - Con đường đã chọn (Tổng đạo diễn)

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Sự kiện Giải Phim tài liệu Chú thích
1973 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Bông sen Bạc Từ trận đầu đánh thắng Quay phim
Bông sen Bạc Thành phố những ngày đầu giải phóng
1975 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 Bông sen Vàng Hà Nội bản hùng ca Đạo diễn
1978 LHP Quốc tế Quân đội các nước XHCN (tại Hungary) Giải nhất
1985 Giải thưởng Ủy ban thiếu niên nhi đồng Việt Nam Đoạt giải Anh bộ đội của chúng em Đạo diễn
1989 Giải thưởng Bộ Quốc Phòng về Văn học, nghệ thuật, báo chí 1984-1989 Đoạt giải
Giải A Trường Sa… không xa
Giải A Nàng Tô Thị mỉm cười
1994 Giải thưởng Hội Nhà báo Giải C Đường mòn trên biển Đông Đồng đạo diễn: Phạm Huyên

Chuyển thề từ tác phẩm của Nguyên Ngọc[6]

Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ 2 Giải A - Phim tài liệu nhựa
1996 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 Bông sen Vàng
1998 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam Giải B Mùa xuân toàn thắng Đạo diễn

Tập 3, 4

1999 Giải thưởng Bộ Quốc Phòng về Văn học, nghệ thuật, báo chí 1994-1999 Giải nhất Đường mòn trên biển Đông Đồng đạo diễn
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Bông sen Bạc Mùa xuân toàn thắng Đạo diễn

Tập 3, 4

Giải thưởng Bộ Quốc Phòng về Văn học, nghệ thuật, báo chí 1994-1999 Giải Ba
Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam Giải B Cát cháy Đạo diễn
2001 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ 13 Giải A - Phim tài liệu nhựa Người anh cả Quân đội Đồng đạo diễn: Lưu Văn Quỳ
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 Bông sen Bạc
2002 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam Giải B Phía trước Đạo diễn
2003 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam Cánh diều Bạc Vì bầu trời Tổ quốc
2004 Giải thưởng Bộ Quốc Phòng về Văn học, nghệ thuật, báo chí 1999-2004 Giải A Người anh cả Quân đội Đồng đạo diễn: Lưu Văn Quỳ
2006 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam Cánh diều Bạc Câu chuyện thành trì Đạo diễn
2009 Giải thưởng Bộ Quốc Phòng về Văn học, nghệ thuật, báo chí 2004-2009 Giải A Tiếng cồng định mệnh Đồng đạo diễn
2015 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 Bằng khen của Ban giám khảo 30/4 – Ngày thống nhất Đạo diễn[1]
???? Giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Đoạt giải

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “ĐẠI TÁ - NGHỆ SỸ NHÂN DÂN LÊ THI”. Điện ảnh Quân Đội Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ “Đại tá, NSND Lê Thi: Tư thế người làm phim cũng chính là tư thế của người lính”. Điện ảnh Quân Đội Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ daidoanket.vn (13 tháng 8 năm 2024). “Người ghi lại những thước phim quý giá”. daidoanket.vn. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2024.
  4. ^ nhipsonghanoi.hanoimoi.vn (4 tháng 9 năm 2023). “Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Lê Thi: Từ số phận cá nhân thấy được sức mạnh dân tộc”. nhipsonghanoi.hanoimoi.vn. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2024.
  5. ^ “Đạo diễn - NSND Lê Thi: Trách nhiệm được đặt lên hàng đầu khi làm giám khảo LHTHTQ”. Báo điện tử VTV. 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ a b c cand.com.vn. “Đạo diễn, NSND Lê Thi: Người ghi lại những ký ức chiến trường”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ “NSND Lê Thi kể về quá trình làm phim "Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình". Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.