Bước tới nội dung

Tinh vân Nhện Đỏ

Tọa độ: Sky map 05h 38m 38s, −69° 5.7′ 0″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tinh vân Tarantula)
Tinh vân Nhện Đỏ
Tinh vân phát xạ
Vùng H II
Tinh vân Nhện Đỏ, hình ảnh ánh sáng đầu tiên của kính thiên văn quốc gia TRAPPIST tại Đài thiên văn La Silla
Credit: TRAPPIST/E. Jehin/ESO
Dữ liệu quan sát: kỷ nguyên J2000
Xích kinh05h 38m 38s[1]
Xích vĩ−69° 05.7′[1]
Khoảng cách160 ± 10 k ly   (49 ± 3[2][3] k pc)
Cấp sao biểu kiến (V)+8[2]
Không gian biểu kiến (V)40′ × 25′[2]
Chòm saoKiếm Ngư
Đặc trưng vật lý
Bán kính931[2][4] ly
Đặc trưng đáng chú ýTrong Đám Mây Magellan Lớn
Tên gọi khácNGC 2070,[2] Tinh vân Doradu,[1] Tinh vân Dor,[1] 30 Doradus
Xem thêm: Danh sách tinh vân

Tinh vân Tarantula hay tinh vân Nhện Đỏ (hay còn được biết đến với tên gọi 30 Doradus) là một vùng H II nằm trong đám mây Magellan lớn. Khoảng cách của nó với chúng ta là khoảng xấp xỉ 165000 năm ánh sáng. Nhà thiên văn học người Pháp Nicolas-Louis de Lacaille quan sát nó lần đầu tiên trong suốt hành trình đi mũi Hảo Vọng từ 1751 đến năm 1753.[5]

Khám phá

[sửa | sửa mã nguồn]
Các ngôi sao trong Tinh vân Nhện Đỏ đang giải phóng một luồng ánh sáng cực tím

Cấp sao biểu kiến của nó là 8 và dựa vào các dữ liệu thu được thì khoảng cách xấp xỉ của nó với chúng ta là 49000 parsec[2] (160000 năm ánh sáng). Nó là một thiên thể cực sáng không có ngôi sao nào, nó sáng đến mức mà nếu nó ở khoảng cách gần với chúng ta như tinh vân Lạp Hộ thì nó sẽ tạo ra một bóng đen có thể nhìn thấy được.[6] Nó là một trong những vùng sao nổ hoạt động tích cực nhất được biết đến là nằm trong nhóm Địa phương và cũng là một trong những vùng H II rộng nhất trong nhóm thiên hà này với đường kính từ 200 đến 570 parsec[2][3]. Và bởi vì kích thước lớn đến vậy nên thi thoảng được khẳng định là vùng H II lớn nhất từng được biết mặc dù còn có những vùng H II khác rộng hơn[3] như NGC 604 trong thiên hà Tam Giác.

Có một siêu tân tinh được quan sát là xảy ra ở vùng rìa của thiên thể này tên là SN 1987A[7]. Nó là siêu tân tinh gần nhất được quan sát thấy từ khi kính thiên văn được phát minh.[8]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên thể nằm trong chòm sao Kiếm Ngư và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 05h 38m 38s[1]

Độ nghiêng −69° 05.7′[1]

Cấp sao biểu kiến 8[2]

Kích thước biểu kiến 40′ × 25′[2]

Bộ sưu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f “NAME 30 Dor Nebula”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2006.
  2. ^ a b c d e f g h i “Results for Tarantula Nebula”. SEDS Students for the Exploration and Development of Space. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007. 30 Doradus.. 49 kpc +- 3 kpc
  3. ^ a b c Lebouteiller, V.; Bernard-Salas, J.; Brandl, B.; Whelan, D. G.; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2008). “Chemical Composition and Mixing in Giant H II Regions: NGC 3603, 30 Doradus, and N66”. The Astrophysical Journal. 680 (1): 398–419. arXiv:0710.4549. Bibcode:2008ApJ...680..398L. doi:10.1086/587503.
  4. ^ distance × sin(diameter_angle / 2) = 931 ly. radius
  5. ^ Jones, K. G. (1969). “The search for the nebulae - VI”. Journal of the British Astronomical Association. 79: 213. Bibcode:1969JBAA...79..213J.
  6. ^ “National Optical Astronomy Observatory Press Release: NEIGHBOR GALAXY CAUGHT STEALING STARS”.
  7. ^ Couper, Heather; Henbest, Nigel (2009). Encyclopedia of Space. DK Publishing. tr. 299. ISBN 978-0-7566-5600-3.
  8. ^ “Tarantula Nebula's Cosmic Web a Thing of Beauty”. SPACE.com. ngày 21 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  9. ^ “A Crowded Neighbourhood”. www.eso.org. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2018.
  10. ^ “Sharper Images for VLT Infrared Camera - Adaptive optics facility extended to HAWK-I instrument”. www.eso.org. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]