Bước tới nội dung

Victoria's Secret

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Victoria's Secret
Loại hình
Công ty con
Ngành nghềQuần áo
Thành lậpStanford Shopping Center, San Francisco, California, U.S.
(12 tháng 6 năm 1977 (1977-06-12))[1]
Người sáng lậpRoy Raymond
Trụ sở chínhThree Limited Parkway, Columbus, Ohio, Hoa Kỳ
Số lượng trụ sở
1 017 cửa hàng thuộc sở hữu công ty
18 cửa hàng sở hữu độc lập[2]
Khu vực hoạt độngHoa Kỳ, Canada, Anh, Trung Quốc
Thành viên chủ chốt
Lori Greeley
(CEO của chuỗi cửa hàng Victoria's Secret)[3]
Sharen Jester Turney
(CEO và Chủ tịch Victoria's Secret Megabrand and Intimate Apparel)
Sản phẩmquần áo phụ nữ, Nội y phụ nữ, đồ tắm, giày dép, nước hoamỹ phẩm
Công ty mẹL Brands
WebsiteVictoriasSecret.com

Victoria's Secret là nhà bán lẻ nội y lớn nhất ở Mỹ và được thành lập bởi Roy Raymond vào năm 1977.[1][4][5] Doanh thu của hãng năm 2012 là 6,12 tỉ USD[6] với vốn điều lệ là 1 tỉ USD.[7] Công ty chuyên bán nội y, quần áo phụ nữ và mỹ phẩm qua các bộ catalogue (sản xuất hơn 375 triệu bản mỗi năm), trang web và các cửa hàng ở Mỹ. Victoria's Secret là sở hữu toàn phần của công ty thương mại L Brands.[8]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

1977: Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Victoria's Secret được thành lập bởi chàng cựu sinh viên trường đại học Tufts UniversityStandfortt, cùng vợ mình là Gaye,[9] ở San Francisco, California vào ngày 12 tháng 6 năm 1977.[4]

8 năm trước khi thành lập Victoria's Secret, Raymond đã từng rất ngại ngùng khi mua nội y cho vợ tại các trung tâm thương mại. Trong một cuộc phỏng vấn với Newsweek, anh nhìn lại khoảng thời gian ấy từ khoảng thời điểm 1981: "Khi tôi cố mua nội y cho vợ mình, tôi phải đối mặt với hàng đống rổ áo choàng ngủ bằng cotton mềm và những bộ đồ ngủ in hoa xấu xí bằng nylon, và tôi luôn luôn có cảm giác cô bán hàng nghĩ tôi là tên khách hàng không đáng chào mời.

Vào những năm 1970 vào 1980, hầu hết phụ nữ Mỹ đều mua những bộ đồ ngủ "tẻ nhạt", "thực dụng" và "cứng nhắc" bởi các hãng Fruit of the Loom, Hanes, và Jockey trong các trung tâm mua sắm và để dành những "đồ sang trọng hơn" cho "các dịp đặc biệt" như tuần trăng mật.[10] "Quần rút thun và áo ngực mút đệm" là những sản phẩm thường trực trong giai đoạn này cùng với "những chiếc khăn quàng vai và những bộ trang phục hải tặc khiêu khích tại Frederick's of Hollywood" bên ngoài những dòng sản phẩm chính thống cũng được trưng bày tại các cửa hàng.

Raymond học về thị trường nội y trong 8 năm liền[11] trước khi vay bố mẹ 40 nghìn USD và vay ngân hàng 40 nghìn USD để thành lập Victoria's Secret: một cửa hàng mà tất cả đàn ông đều cảm thấy thoải mái khi mua đồ lót.[12] Cửa hàng đầu tiên của công ty tọa lạc tại trung tâm mua sắm Standfort tại Palo Alto, California.[13][14]

1977–1980: Những năm đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Victoria's Secret tăng trưởng 500 000 USD trong năm đầu tiên bán hàng,[14], đủ để chi trả cho một trụ sở và 4 cửa hàng mới[15] cùng dịch vụ đặt hàng qua e-mail.

Vào năm 1980, Raymond đã đặt thêm 2 cửa hàng nữa tại San Francisco, số 2246 Đường Union và 115 đường Wisconsin.

Vào năm 1982, cửa hàng thứ 4 (vẫn trong khu vực San Francisco), được mở tại số 395 đường Sutter.[16] Cửa hàng này vẫn lưu lại cho đến năm 1991, khi nó được chuyển đến một mặt bằng lớn hơn tại Westin St. Francis.[17]

Vào tháng 4 năm 1982, Raymond cho ra mắt catalogue thứ 12 của mình; mỗi quyển có giá 3 đô la.[16] Lượng doanh thu đem về từ các quyển catalogue đóng góp hơn 55% cho doanh thu 7 tỷ đô hàng năm của công ty.[16]

Các cửa hàng Victoria's Secret vào thời gian này là một "tay chơi cừ khôi" trong ngành đồ lót. Ngành này còn được xem "bóng bẩy hơn cả Main Street."[7]

1982: Bán lại cho The Limited

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý thuyết của Raymond về việc bán nội y cho các khách hàng nam càng ngày càng ít lợi nhuận và Victoria's Secret dần đối mặt với việc phá sản.[10]

Năm 1982, hãng mở rộng thêm 6 cửa hàng, một catalogue 42 trang, và hàng năm tăng trưởng 6 triệu USD. Raymond bán Victoria's Secret Inc. cho Leslie Wexner, nhà sáng lập của Limited Stores Inc tại Columbus, Ohio, với giá 1 triệu USD.[18][19] (Mặc dù các số liệu không được công bố cho đến sau này.)[18]

1983:Thay đổi chiến lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1983, Leslie Wexner quyết định cách tân lại Victoria's Secret. Ông loại bỏ việc bán nội y cho khách hàng nam và thay vào đó là tập trung vào lượng khách hàng nữ.[20] Victoria's Secret chuyển từ "bóng bẩy hơn cả Main Street" đến một nền tảng cơ bản hơn khi chủ yếu bán những loại đồ lót được thừa nhận. "Nhiều màu sắc, mẫu mã và kiểu cọ hứa hẹn sự gợi cảm gắn liền với phong cách trang nhã, sang trọng và cùng với sự hấp dẫn xa hoa mang phong cách châu Âu" được cho là thu hút và đáp ứng nhu cầu của các khách hàng nữ.[20] Để đẩy mạnh hình ảnh của mình, catalogue của hãng tiếp tục theo cách mà Raymond khởi đầu:[21] ghi trụ sở của công ty trên catalogue với một địa chỉ giả ở Luân Đôn, trong khi trụ sở thật là ở Columbus, Ohio.[20] Các cửa hãng cũng đã được trang hoàng lại mang hơi hướng Anh quốc thế kỷ 19.

Từ năm 1985 đến năm 1993, Victoria's Secret bán cả nội y nam.[22][23])

Năm 1986, 4 năm sau đó, The New York Times nhận xét, "trong một ngành công nghiệp mà việc giảm giá đã trở thành quy luật, điều quan trọng là về phong cách và dịch vụ ".[24] Ngành công nghiệp nội y cũng đã thay đổi rất nhanh.

1983–1990: Xâm nhập vào các trung tâm thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

5 năm sau khi mua công ty, The Limited đã chuyển biến từ 3 cửa hàng thời trang sang 346 cửa hàng bán lẻ.[21]

Howard Gross nắm quyền chủ tịch, từ vị trí phó chủ tịch vào năm 1985.[25]

Vào tháng 10 năm đó, báo Los Angeles Times cho rằng Victoria’s Secret đang thâm nhập vào thị trường cổ phiếu trong các trung tâm mua sắm;[26] năm 1986, Victoria's Secret là chuỗi bán hàng nội y quốc nội duy nhất.[24]

Tờ The New York Times đã viết một bài tường thuật về sự phát triển vượt bậc của Victoria's Secret's từ 4 cửa hàng vào năm 1982 lên đến 100 cửa hàng vào năm 1984; và những ước đoán của giới phân tích cho rằng con số này sẽ tăng đến 400 vào năm 1988.[24][27]

Vào năm 1987, Victoria's Secret được công bố nằm trong danh sách "catalogue bán chạy nhất".[28] Năm 1990, các nhà phân tích ước tính doanh thu của hãng đã tăng trưởng gấp 4 lần đến 120 triệu đô la Mỹ trong 4 năm, trở thành doanh nghiệp bán hàng qua mail phát triển nhanh nhất.[29]

Tờ The New York Times cũng gọi đây là một "một nhà tiên phong đáng noi theo", khen ngợi hãng đã sử dụng "những hình ảnh quảng cáo gợi cảm, cao cấp một cách không hề nao núng để bán đồ lót với giá phải chăng."[30]

Victoria's Secret cũng đã xuất xưởng dòng sản phẩm nước hoa đầu tiên vào năm 1991.[31]

1990–1993: Liên tục vấp phải những vấn đề về chất lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào đầu thập niên 90, Victoria's Secret đối mặt với một lỗ hổng trong việc quản lý đã dẫn đến việc "hãng nội y danh tiếng một thời" bị "nghi ngờ bởi hàng loạt các vấn đề về chất lượng."[32][33] Howard Gross, người đã đưa công ty trở thành một "đế chế nội y"[34] kể từ khi Wexner mua lại vào năm 1982, đã bị chuyển đến làm việc tại một công ty con của L Brands, Limited Stores.[32] Business Week cho rằng "cả hai bên đều chịu thiệt hại."[32]

1993–1996: Nichols ra tay giải quyết các vấn đề về chất lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Grace Nichols, khi đó là chủ tịch và giám đốc điều hành,[35] đã vào cuộc nhằm giải quyết những vấn đề đang gặp phải của hãng;[34] hãng thu hẹp đồng lời từ các sản phẩm, do vậy lợi nhuận của hãng cũng từ đó mà tăng trưởng chậm đi.[32]

Victoria's Secret ra mắt dòng sản phẩm Miracle Bra, bán được 2 triệu đô trong năm đầu, nhưng phải đối mặt với sự cạnh tranh với dòng WonderBra của hãng Sara Lee một năm sau đó. Công ty đã đáp trả lại đối thủ của họ bằng một chiến dịch truyền hình.[36]

1996: Mở rộng thương hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến năm 1998, cổ phần của Victoria's Secret's trong thị trường nội y chiếm 14 phần trăm.[37] Cũng năm đó, Victoria's Secret tấn công tiếp đến thị trường mĩ phẩm.[38]

Vào năm 1999, công ty đề ra mục tiêu nhằm tăng độ phủ sóng hình ảnh của mình bằng Body by Victoria.[39]

Đầu thập niên 2000s: Tăng trưởng chậm lại dẫn đến việc đại tu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 5 năm 2000, Wexner bổ nhiệm Sharen Jester Turney, trước đó từng là giám đốc của Neiman Marcus, làm chủ tịch hội đồng quản trị của Victoria's Secret nhằm phát triển việc buôn bán catalogue, vốn đang bị tụt hậu phía sau các phân khối sản phẩm khác.[40][41] Forbes viết về Turney, khi bà xem lướt một quyển catalogue Victoria's Secret, "Chúng ta cần chấm dứt việc tập trung vào tất cả đống hở ngực này."[40]

Vào năm 2000, Turney bắt đầu định hình lại các catalogue của Victoria's Secret từ hình ảnh "những loại đồ lót màu đen, màu tím in hình rùa con với đầy những bộ ngực trên đó" đến một thứ gì đó có thể thu hút "các khách hàng thượng lưu giờ đây sẽ cảm thấy thoải mái khi mua nội y của La PerlaWolford.";[40] "nhấn chìm những hình ảnh dâm đãng" như "quần jeans ôm và giày cao gót mũi nhọn"; và chuyển từ "một thứ chỉ để thay thế cho cuốn Playboy trong các phòng ký túc xá," đến một thứ gì gì đó gần hơn với tạp chí thời trang Vogue, nơi mà nội y, đồ ngủ, quần áo và mỹ phẩm xuất hiện trong các catalogue.[40]

Đầu năm 2000, Grace Nichols, giám đốc điều hành của Victoria's Secret, cũng tiến hành một cuộc cải cách tương tự tại các cửa hàng Victoria's Secret's, bỏ hết những thứ gì mang ảnh hưởng của thế kỷ 18 ở Anh (hay như một nhà chứa thời Victoria).[40]

2006–2008: Tăng trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến năm 2006, 1 000 cửa hàng khắp nước Mỹ của Victoria's Secret's đã đóng góp một phần 3 thị phần trong thị trường nội y.[42]

Vào tháng 5 năm 2006, Wexner thăng chức cho Sharon Jester Turney từ việc quản lý catalogue và bán hàng online của Victoria's Secret thành người lãnh đạo cả công ty.[7] Năm 2008, bà thừa nhận rằng "chất lượng của sản phẩm không đồng nhất với tên tuổi của thương hiệu".[43]

Vào tháng 9 năm 2006, Victoria's Secret được cho là đang cố gắng biến các catalogue của hãng trong giống như những tạp chí được viết bởi những tay săn bài của tờ Women's Wear Daily.[44]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Melise R. Blakeslee (ngày 15 tháng 1 năm 2010). Internet crimes, torts and scams: investigation and remedies. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-537351-6. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ “About Limited Brands”. ngày 10 tháng 10 năm 2012. Limited Brands. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ Yang, Jeff (ngày 17 tháng 9 năm 2012). “Why the Rise of Asia In Fashion Isn't As Beautiful As It Seems”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  4. ^ a b “Victoria's Secret”. Fashion Model Directory. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2013.
  5. ^ “Secret success”. Forbes. ngày 9 tháng 5 năm 1983.
  6. ^ Yang, Jeff (ngày 17 tháng 9 năm 2012). “Why the Rise of Asia In Fashion Isn't As Beautiful As It Seems”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2012.
  7. ^ a b c Palmeri, Christopher (ngày 4 tháng 12 năm 2006). “Victoria's Secret Is Sexy Again”. BloombergBusinessweek. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2012.
  8. ^ Menken, Dacid (ngày 24 tháng 3 năm 2003). “Victoria's Secret decision is good for small businesses”. Viewpoint.
  9. ^ Bishop, Katherine (ngày 27 tháng 12 năm 1986). “An Elegant Kid's Store Fails”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  10. ^ a b Adler, Carlye (ngày 9 tháng 6 năm 2010). “Victoria's Secret's Secret – The man behind the company that made lingerie mainstream and mall-friendly”. Newsweek. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2012.
  11. ^ Peter J. Rea; Harold Kerzner (ngày 19 tháng 9 năm 1997). Strategic Planning: A Practical Guide. Wiley. tr. 299. ISBN 978-0-471-29197-8. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2012.
  12. ^ Richard Alan Nelson; Abbass Alkhafaji (ngày 3 tháng 4 năm 2003). Strategic Management: Formulation, Implementation, and Control in a Dynamic Environment. Psychology Press. tr. 291. ISBN 978-0-7890-1810-6. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.
  13. ^ Peter J. Rea; Harold Kerzner (ngày 19 tháng 9 năm 1997). Strategic Planning: A Practical Guide. Wiley. tr. 299. ISBN 978-0-471-29197-8. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.
  14. ^ a b Pimentel, Benjamin (ngày 1 tháng 9 năm 1993). “Lingerie Firm Founder Dies – Body in Bay Former Victoria's Secret owner left car at bridge”. San Francisco Chronicle.
  15. ^ Tom Pendergast; Sara Pendergast (2000). St. James encyclopedia of popular culture. St. James Press. tr. 43–44. ISBN 978-1-55862-403-0. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012.
  16. ^ a b c Schiro, Anne-Marie (ngày 15 tháng 5 năm 1982). “Luxury Lingerie: A Mail-Order Success”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  17. ^ Watson, Lloyd (ngày 3 tháng 6 năm 1991). “Union Square Area Draws Five Big-Name Retailers”. San Francisco Chronicle.
  18. ^ a b “Briefs”. New York Times. ngày 15 tháng 7 năm 1982.
  19. ^ “Victoria's Secret”. The Globe and Mail. ngày 5 tháng 8 năm 1982.
  20. ^ a b c Tomasino, Anna (2007). Discovering popular culture. Pearson Longman. tr. 57. ISBN 978-0-321-35596-6. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  21. ^ a b Faludi, Susan (ngày 15 tháng 8 năm 2006). Backlash: The Undeclared War Against American Women. Random House Digital, Inc. tr. 201. ISBN 978-0-307-34542-4. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012.
  22. ^ Greenberg, Cara (ngày 14 tháng 2 năm 1993). “Where Strong Men Fear to Tread”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  23. ^ Belkin, Lisa (ngày 20 tháng 12 năm 1985). “Now, Sexy Briefs for Men”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  24. ^ a b c Belkin, Lisa (ngày 24 tháng 8 năm 1986). “Lingerie's Great Leap Forward”. The New York Times. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2012.
  25. ^ “Lerner Stores' New President”. The New York Times. ngày 21 tháng 5 năm 1985. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  26. ^ Groves, Martha (ngày 5 tháng 11 năm 1985). “Frederick's Tries to Update Its Image as Rivals Get Tougher”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  27. ^ Hochswender, Woody (ngày 7 tháng 6 năm 1988). “Patterns”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  28. ^ Asinof, Lynn (ngày 16 tháng 4 năm 1987). “Mail-Order Catalog”. The Wall Street Journal.
  29. ^ Hirsch, James (ngày 29 tháng 5 năm 1990). “Victoria's Secret? Keep Earnings Up With Garter Belts”. The Wall Street Journal.
  30. ^ Gross, Michael (ngày 26 tháng 4 năm 1987). “Lingerie Catalogues: Changing Images”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  31. ^ Agins, Teri (ngày 23 tháng 1 năm 1991). “Specialty Shops Chase Sweet Scent Of Success”. The Wall Street Journal.
  32. ^ a b c d “Did Leslie Wexner Take His Eye Off The Ball?”. Bloomberg BusinessWeek. ngày 23 tháng 5 năm 1993. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2012.
  33. ^ Storm, Stephanie (ngày 7 tháng 7 năm 1992). “Gap Is Reportedly Adding Women's Underwear Brand”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  34. ^ a b Strom, Stephanie (ngày 21 tháng 11 năm 1993). “Profile: Grace Nichols; When Victoria's Secret Faltered, She Was Quick to Fix It”. New York Times. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2012.
  35. ^ “Grace Nichols Profile”. Forbes. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2013.
  36. ^ Underwood, Elaine (ngày 19 tháng 9 năm 1994). “Bust-Boosting Bra Battle Begins; Victoria's Secret Launches Rare TV Campaign to Fight Wonderbra Barrage”. AdWeek.
  37. ^ Goldman, Abigail (ngày 10 tháng 4 năm 1999). “Amid Wear and Tear, Firm Seeks to Rework Image”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  38. ^ Ono, Yumiko (ngày 14 tháng 9 năm 1998). “Victoria's Secret Launches Cosmetics Line”. The Wall Street Journal.
  39. ^ Ellison, Sarah (ngày 20 tháng 5 năm 2002). “Is Less Risque Risky?—Victoria's Secret Wants A Larger 'Share of Drawer'; Only Way to Grow: Plain”. The Wall Street Journal.
  40. ^ a b c d e Wells, Melanie (ngày 13 tháng 11 năm 2000). “Cosmetic Improvement”. Forbes.
  41. ^ Lieberman, Allyson (ngày 6 tháng 6 năm 2000). “Change at the Top: Victoria's Secret Turns Page at Catalog”. New York Post. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.
  42. ^ Barbaro, Michael (ngày 15 tháng 7 năm 2006). “What Women Want; Underwear That Fits So Well It Can Be Outerwear”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2012.
  43. ^ Seckler, Valerie (ngày 19 tháng 3 năm 2008). “Advice on Staying Ahead of the Trends”. Women's Wear Daily (WWD). tr. 8. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2013.
  44. ^ Tang, Syl (ngày 2 tháng 9 năm 2006). “Catalogue shopping for the discerning crowd”. Financial Times. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Alexander2012Aug” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “agora” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Africa research bulletin: Economic, financial, and technical series” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Alexander2012Dec” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Alexander2012Sep25” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> được định nghĩa trong <references> có tên “Blakeslee2010” không có nội dung.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “BreakenridgeDeLoughry2003” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Bullock2006” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Durbin2002” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “cbc2006” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “DuBrin2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Marbach1981” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Sanders2003” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “TheLimited1995AnnualFiling” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Machan1995” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “sambil” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Quick1998” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Sugarman2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “WWD2012Silva” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “workman” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “star” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “NewYorkTimesDealbook2007” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “LAT1991” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Merrick2007” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Green2007” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “NYT1991” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “HuffingtonPostSep2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “WWD2009Naughton” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “WSJ2004Chipello” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “WSJ2006Merrick” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Packard2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Savage2003” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Simpson2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Simpson2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Sauers2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]